Skip to main content

Posts

Showing posts from November, 2021
MỜI ĐẶT MUA SÁCH "VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN TRUNG - PHÁP" Tao Đàn Thư Quán chuẩn bị xuất bản cuốn sách VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN TRUNG - PHÁP (越南與中法戰爭) của Long Chương (Giáo sư Sử học tại Đài Loan). Nguyên tác bằng tiếng Hoa, xuất bản tại Đài Loan năm 1996, là một biên khảo về cuộc tranh chấp Trung - Pháp vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nhưng lại có liên quan mật thiết đến lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn. Dịch giả Nguyễn Duy Chính đã mất 2 năm để dịch 越南與中法戰爭 sang tiếng Việt và chuyển giao bản dịch (dày 354 trang A4). Dự kiến sách in sẽ dày 540 trang. Sách sẽ in 2 định dạng: Bìa cứng (300 bản, có đánh số thứ tự từ 1 đến 300, dành cho độc giả thích sưu tầm sách bản cứng) và Bìa mềm (700 cuốn). Dự kiến phát hành vào tháng 2/2022. Hiện tại sách chưa có giá bìa, nhưng ai đăng ký và chuyển tiền mua sách trước ngày phát hành thì Tao Đàn Thư Quán sẽ giảm 15% giá bìa.   * LỜI DỊCH GIẢ Khi ở bậc Trung học, những năm đệ nhị cấp (tức cấp 3) chúng tôi được học về thời kỳ người Pháp xâm...
CẦN VINH DANH NHỮNG AI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ? Mấy hôm nay dân tình tranh cãi về phát biểu mang đầy tính GATO của thầy Thích Nhật Từ về việc không đặt tên phố bằng tên 2 ông giáo sỹ có công khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhưng đấy mới là phần nổi nhỏ của cả tảng băng. Việc đặt tên phố cho mấy ông cha nghĩ ra chữ quốc ngữ chính ra rất nhạy cảm chính trị. Giờ đặt tên phố cho mấy ổng tức là vinh danh người đẻ ra chữ quốc ngữ, vậy sao không vinh danh những người khuếch trương để sử dụng nó? Thế mới công bằng. Nhưng mà công bằng thế thì thành PĐ cmnr. Cứ thử suy xét mà xem, đẻ ra 1 loại chữ viết thì công to rồi, nhưng đấy mới là công sinh thành, thế còn công dưỡng dục, nuôi nấng nữa thì sao? Công đó to nhất lại là của ...thực dân Pháp mới bỏ mẹ.  Bắt đầu từ khi ký hiệp ước Giáp Tuất 1874, Pháp lấy được 6 tỉnh Nam Kỳ, thì thống đốc Dupre đã bắt đầu cho học chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ. Trước đó, năm 1869, chữ quốc ngữ đã được dùng làm ngôn ngữ hành chính, song song với chữ Pháp, thay cho ch...
SỰ KIỆN TRẠI DAVIS TRONG PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT NGÀY 21/1/1974 Ngày 19/1/1974 hải chiến Hoàng Sa xảy ra, Trung cộng đã cưỡng chiếm những hải đảo của Việt Nam. Ngày 21/1/1974 Ủy ban liên hợp quân sự bốn bên họp định kỳ ở trại Davis, bên trong phi trường Tân Sơn Nhất. Nghị trình của phía cs Bắc Việt đưa vào cuộc họp lần này vẫn là những luận điệu vu cáo và lên án VNCH vi phạm hiệp định Paris bằng miệng như thường lệ. Họ cứ lải nhải tố cáo VNCH vi phạm tại Quảng Ngãi, Nam An Lộc..v..v.. Phái đoàn cs không đả động gì tới sự kiện Hoàng Sa vừa diễn ra hai hôm trước. Phái đoàn VNCH đưa vấn đề Hoàng Sa vào nghị trình. Vấn đề Hoàng Sa được viết bằng văn bản gồm có hai phần: 1) Đề nghị chính thức Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng với VNCH ra thông cáo lên án hành động xâm lược lãnh thổ-lãnh hải của Việt Nam. 2) Yêu cầu phía quân đội VNDCCH cùng MTGPMN không tấn công phá rối các phi trường, quân cảng Đà Nẵng, Nha Trang thuộc Quân Đoàn I, II để VNCH phối trí tập trung lực lượng tái chiếm Hoàng Sa. Đ...
CHIẾN DỊCH ĐÁNH TƯ SẢN MỚI TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN TQ ------------------------------- Saigon Nhỏ Nhắm vào các tập đoàn khổng lồ giàu có, kế đến là giới nhà giàu tư bản đỏ, nhà cầm quyền Cộng sản đang mở chiến dịch lấy bớt của cải từ đó, để gọi là "đóng góp vào các ngân khoản xây dựng xã hội". Dĩ nhiên, chuyện đang diễn ra ở Trung Quốc, bậc sư phụ chủ nghĩa Cộng sản hôm nay, vốn luôn được các quốc gia thân cận học hỏi nhanh chóng. Nhà báo Jane Cai từ SCMP (trong bài China's path to common prosperity puts pressure on private enterprise) đã mô tả điều mới nhất đang làm rúng động những người làm ra tiền của ở Trung Quốc – lớp người suốt trong nhiều chục năm vẫn tin rằng nếu ra vẻ thần phục chế độ độc tài, chịu khó làm giàu và gần gũi với các quan chức thì sẽ được yên ấm viên mãn. Thế nhưng qua đại dịch COVID-19, mọi thứ đã thay đổi. Với tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo ngày càng trầm trọng, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đang khéo léo đẩy sự khốn khó và tức giận của người nghèo...
Chi tiết thương vụ bán 40 tấn vàng của Việt Nam từ năm 1979-1988  Qua kênh Liên Xô "Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1/12/1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD"- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 Việt Nam rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp... Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứn...
Nhắc nhở,mấy người đòi lư hương cứ đòi,nhưng áp tâm linh "Thánh Trần" vào Sài Gòn là không đặng nha!  Nói về một chuyện hơi "tế nhị".Nhưng ngẫm rằng,nhiều người không biết tế nhị ,nói thẳng là không biết điều thì mình cũng không cần tế nhị làm gì,nói thẳng tuộc nó ra đi Thấy có một số người cứ ra rả "Trả lại lư hương cho Đức Thánh Trần" để Sài Gòn ...bớt dịch (??) Lai rai,râm ran,làm riết,như một quy trình,như cách"lý luận" mà người có lòng tự trọng phát ngán  Đòi lư hương vì nó là bộ "tam sên" mà thiếu mất thì vô duyên vô dùng thì cứ nói vậy đi,còn lôi "tâm linh" hù ma nhát quỷ ở cái đất Sài Gòn này ,áp kiểu "biến khách thành chủ" là không ra giống ôn gì  Bây giờ dám "cá" không?Đem lư hương ra lại chổ cũ phải hết dịch ,nếu đem ra mà dịch lai rai thì đề nghị đem dẹp tượng Trần Hưng Đạo luôn đi ,trả lại tượng cho Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh  Chánh quyền Tp HCM cẩu lư hương trả lại đi,để đám con nhang ...
CHIỀU MƯA TRÊN ĐỒI SIM Tác Giả: Kiều Mỹ Duyên Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên Chinh Chiến Điêu Linh Đến Huế được vài hôm, tôi nghe tin Trung Tá Võ Nhơn đã gục ngã trên cồn cát trắng trong vùng đất Quảng Trị khi ông chỉ huy đơn vị anh dũng tả xung hữu đột với đoàn chiến xa của cộng quân. Nhớ cách đây đã lâu lắm, một lần tôi đến thăm Tiểu Đoàn 34 Biệt Động Quân đang đóng ở Lộc Giang. Tối hôm trước khi tôi đến, một Trung Đoàn cộng quân về vây đánh đồn Lộc Giang. Tiểu Đoàn bị đánh trong lúc Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng đang đi phép. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó đang nằm bệnh viện. Hai Đại Đội Biệt Động Quân đã ra khỏi đồn đi hành quân xa. Chỉ còn hai Đại Đội mà phải chống cự với một Trung Đoàn địch quân. Trung Tá Nhơn lúc đó còn là Trung Úy Nhơn, Đại Đội Trưởng, đã điều động đơn vị thiết giáp yểm trợ bên ngoài vào phối hợp đẩy lui quân địch. Trận chiến kéo dài suốt đêm, đồn Lộc Giang chìm trong lửa đạn. Sáng hôm sau, địch rút lui và để lại hàng trăm xác cùng vũ khí cá nhân ngổn ng...