Skip to main content

Posts

Showing posts from June, 2022

Pi

Giải đáp thêm mấy thắc mắc về đợt mainNet và KYC 1. Chưa được KYC: xin kiên nhẫn chờ vì hiện tại số slot KYC đã được gửi theo tỉ lệ ước chừng 1/35. Nếu bạn chưa được báo KYC thì bạn trong nhóm 34 người chưa nhận. Số slot gửi KYC sẽ tăng theo số người xác thực. Xin kiên nhẫn. Bạn thấy xung quanh nhiều người được KYC là vì cộng đồng đào Pi Việt Nam đông.  2. KYC không được: khi có thông báo KYC rồi thì vô Pi Browser để tiến hành KYC. Tuy nhiên do máy điện thoại mà có một số anh em thao tác cứ bị báo lỗi hoài. Không phải tại tài khoản anh em có vấn đề hay tại Pi Core Team, tại cái điện thoại anh em đang xài không tương thích với Pi Browser đó. Có một lưu ý to tổ chác trong Pi Browser đó là địa chỉ hiển thị là pi://***, thông thường trên tất cả các browser duyệt web thì cái này là http:// hoặc https://. Không cần hiểu sâu, biết nó là công nghệ mới là đủ. Chính vì vậy những điện thoại đời cũ quá hoặc hệ điều hành cũ quá có thể sẽ không tương thích với Pi Browser. Nhiều khi iPhone mới hơn nh...

Người Tù Kiệt Xuất

Đại Úy Nguyễn Hữu Luyện, xuất thân Khóa 4 Trường BB Thủ Đức, bị bắt trong một chuyến nhảy ra Bắc, bị tù CS 21 năm. Sau khi tới Mỹ, mặc dù đã ngoài 60, Ông vào học đại học, đến gần 70 tuổi vẫn còn học cao học tại Trường Đại Học Boston. Trong khi theo học tại đây, Ông phát hiện ra Trung tâm WJC thuê mướn các thợ viết CS nòi để nghiên cứu và soạn tài liệu về người Việt tỵ nạn CS, việc này tương tự như thuê người của Đức Quốc Xã viết về người Do Thái vậy. Sau đó Ông đơn thương độc mã đứng ra kiện Trung tâm WJC. Đồng bào tỵ nạn cs hưởng ứng nồng nhiệt, quyên góp hơn $100.000 cho quỹ pháp lý của Ông. Trong những người bị tù csvn hơn 20 năm có các nhân vật nổi tiếng như Nhà Giáo Nguyễn Chí Thiện, Đ/U QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu, nhưng Người Tù Kiệt Xuất thì chỉ có m...
Câu chuyện THIỀN AM._ Gs NGUYỄN VĂN TUẤN .  Người đứng đầu Thiền Am là cụ Lê Tùng Vân. Năm nay ông đã 91 tuổi, không vợ, không con. Ông xuất thân từ một gia đình nề nếp ở miền Tây, theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông là người hiếu học, tốt nghiệp cử nhân năm … 60 tuổi! Ông là người có lòng nhân từ bác ái. Ông nhận nuôi hàng trăm đứa trẻ mồ côi hay cơ nhỡ. Những đứa trẻ đã bị bỏ rơi trong bệnh viện (vì hoàn cảnh nào đó), những đứa trẻ mắc bệnh tâm thần bị bỏ rơi bên đường, dưới gốc cây, ông đều nhận về và nuôi dạy. Chẳng hiểu ông có cách giáo dục nào mà tất cả những đứa trẻ đó đều nên người có ích cho xã hội, một số trở nên xuất sắc. Ngay cả một số đứa từng bị bệnh tâm thần sau một thời gian nuôi dạy, họ trở nên vui tươi và có vẻ có cuộc sống bình thường. Một mình ông và vài người phụ tá làm đủ mọi việc để duy trì trung tâm nuôi dạy. Họ trồng rau, nuôi trồng thuỷ sản, làm nhang, thậm ca hát để có tiền nuôi dạy hơn 50 đứa trẻ trong cùng một lúc! Phải nói đó là một nghị lực phi thường, một sự ...

Cô Lành về Quảng Nam…- Phạm Thành Châu

Cô Lành ở Mỹ về Việt Nam tìm thăm bạn cũ. Xuống máy bay ở Sài Gòn, cô đón xe ra Ðà Nẵng, mấy hôm sau, cô đi Vĩnh Ðiện, một thị trấn nhỏ, cách Ðà Nẵng vài chục cây số. Thực ra, trước đó vài ngày, cô có vô Vĩnh Ðiện, hỏi han vài người ở bến xe điều gì đó rồi cô lại về Ðà Nẵng. Lần nầy, cô đi Vĩnh Ðiện sớm. Trời còn lất phất mưa nên cô Lành phải mặc áo đi mưa trước khi xuống xe. Khi xe vừa ngừng thì những người chạy xe ôm vây quanh mời mọc. Họ nhao nhao lên với cô: "Ði mô cô? Tui đưa cô về nghe! Mời lên xe". Cô Lành nói: "Tôi là khách quen của anh Hai Tí. Thấy ảnh đâu không?" Mọi người dãn ra: "Phải Tí Kế Xuyên không? Hắn ngồi quán đằng kia kìa" Chữ "Kế Xuyên" dùng để chỉ những người nhà quê, bảo thủ, nhất là có giọng nói rặc Quảng Nam, giống như ta dùng chữ "Sịa" để chỉ dân Huế nhà quê. Tuy là Việt kiều nhưng cô Lành trông rất xập xụi. Cô mặc một bộ bà ba cũ, ngoài khoác áo đi mưa, mang đôi dép lẹp xẹp, tay cầm giỏ lác nhẹ tênh, giống các...