Giải đáp thêm mấy thắc mắc về đợt mainNet và KYC
1. Chưa được KYC: xin kiên nhẫn chờ vì hiện tại số slot KYC đã được gửi theo tỉ lệ ước chừng 1/35. Nếu bạn chưa được báo KYC thì bạn trong nhóm 34 người chưa nhận. Số slot gửi KYC sẽ tăng theo số người xác thực. Xin kiên nhẫn. Bạn thấy xung quanh nhiều người được KYC là vì cộng đồng đào Pi Việt Nam đông.
2. KYC không được: khi có thông báo KYC rồi thì vô Pi Browser để tiến hành KYC. Tuy nhiên do máy điện thoại mà có một số anh em thao tác cứ bị báo lỗi hoài. Không phải tại tài khoản anh em có vấn đề hay tại Pi Core Team, tại cái điện thoại anh em đang xài không tương thích với Pi Browser đó. Có một lưu ý to tổ chác trong Pi Browser đó là địa chỉ hiển thị là pi://***, thông thường trên tất cả các browser duyệt web thì cái này là http:// hoặc https://. Không cần hiểu sâu, biết nó là công nghệ mới là đủ. Chính vì vậy những điện thoại đời cũ quá hoặc hệ điều hành cũ quá có thể sẽ không tương thích với Pi Browser. Nhiều khi iPhone mới hơn nhưng iOs cũ thì cũng không ăn thua. Phương án là mượn ai đó điện thoại tốt hơn một chút để đăng nhập Pi Network & Pi Browser và tiến hành KYC trên đó. Nếu không mượn được ai hoặc khó thì cứ chờ thêm chút vì kiểu gì PCT cũng sẽ hoàn thiện Pi Browser cho những điện thoại đời trước.
3. KYC hoài không thấy kết quả: nếu dùng bằng lái hoặc các giấy tờ cũ thì khả năng gương mặt thật và hình không giống nhau, các thông tin khác cũng không đồng nhất nên không vượt qua xác thực. Một "hồ sơ" chờ xác thực sẽ được xem xét qua nhiều lần bởi nhiều người xác thực khác nhau, nếu có nhiều người đánh rớt hồ sơ của bạn thì quy trình sẽ dài ra. Nên nếu hình ảnh thật và ảnh trong giấy tờ khác quá nhiều cũng là chuyện cần chú ý. Cũng xin lưu ý, passport có vẻ là thứ giấy tờ dễ dàng thông qua KYC nhất trong các loại giấy tờ. Và thời gian KYC có thể lên tới 1-2 tháng, nên được nhanh thì mừng, còn chậm mà chờ thêm một hai tuần thì cũng bình thường.
4. Ví ở bước 3 và bước 7 trong "Danh Mục Mainnet" phải đồng nhất. Ai chưa có ví xin hãy search cách tạo ví.
5. Những người nói về giá Pi cao ngất ngưởng lúc này rất giống những kẻ lừa đảo. Nên nhớ một món hàng có giá là bởi đám đông đồng ý MUA, chứ không phải đám đông đồng ý HÉT GIÁ; ai cũng có thể đòi một mức giá trên trời cho món hàng của mình cả. Để hình dung giá trị của Pi, xin tự vấn lương tâm của mình rằng bạn sẽ chấp nhận mua bao nhiêu tiền một Pi. Tôi xin không nói con số dự tưởng của mình, nhưng anh em nào quan tâm xin search bài về Pi Network Market mà tôi viết hồi lâu.
6. Pi có phải tự nhiên mà có không? KHÔNG! Chúng ta đã học hỏi từng chút từng chút về thế giới bao la của blockchain và tiền mã hoá, chịu đựng lũ ngu + bất lương công kích ngày, đương đầu với cả hệ thống truyền thông với bảy trăm tờ báo và đài truyền hình với những bài viết dốt đặc cán mai của mấy thằng đếo biết cái gì là coin với cả token... Sự học hỏi và lòng dũng cảm của anh em xứng đáng được tưởng thưởng. Hãy nhìn quanh những anh em cô chú trong 2 năm qua đã tiến bộ thế nào trong việc tiếp cận với công nghệ blockchain và tiền mã hoá?! Bây giờ nhiều ông bà cô chú ngoài bảy tám mươi vẫn rành mạch về KYC, wallet, testNet, mainNet, node, minting, mining, security circle, keyphrase... Tôi xin nói rằng đó cũng là một điều bất khả tư nghị mà chính sách ngu dân đã thua!
7. Vì sao trong văn bản ký tên mục 7 ở Danh Mục Mainnet lại dùng từ Token?
Anh em nào giỏi tiếng Anh thì nhìn ra ngay đây là một bản văn trau chuốt được viết bởi luật sư. Nó cũng là tiền đề luật pháp để Pi về ví của anh em và lưu thông. Xin lưu ý rằng PCT đang ở Mỹ và Mỹ là xứ sở của luật lệ, họ cần hết sức cẩn thận trong việc sử dụng từ ngữ vì chỉ khác một chút sẽ dính tới các điều luật khác nữa. Tôi chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về sự khác biệt khi luật Mỹ định nghĩa coin và token, nhưng khi đội ngũ pháp lý của PCT viết là Token thì xin anh em hãy hiểu đó là điều cần thiết trong bản văn giấy trắng mực đen. Còn về mặt kỹ thuật, Pi là coin, vì nó có blockchain riêng.
Hình là ví mainNet của bạn Nghiên em tôi 🤭
Comments
Post a Comment