Skip to main content

Posts

Showing posts from August, 2020
HẠ QUỐC HUY  LỆ VẪN CHẢY TỪ ĐÂY. Hồi ký Vượt trại tù khổ sai cải tạo. Chương 8: Bà chúa Thượng Ngàn hay Tướng của Hai Bà Trưng, Triệu. tiếp theo chương Sơ Đồ Mộ Chí Tù Binh đăng ngày 26.7.2020 58* Trung tá Bình, gặp lại Tôi mừng lắm. Ông cùng hai Đại úy thân cận, lui cui nấu một nồi chè mời. Chúng tôi, năm người ngồi ăn dưới đất. Trong bóng tối nhà Câu lạc bộ của trại. Không giống như câu lạc bộ VNCH là nơi ăn uống, đông người. Câu lạc bộ của Việt Cộng trại Mộc Kỳ Sơn thường không có ai vào. Là một nhà tranh nhỏ xíu. Ở trỏng chỉ có một cái bàn tre nhỏ và một tủ sách. Nhạc sĩ Vĩnh Điện là người được giữ chìa khóa tủ. Anh tù nào muốn đọc. Gặp Vĩnh Điện vô sổ mượn sách. Trong thời gian Tôi nằm bịnh xá, Đại úy Vĩnh Điện cho mượn chìa khóa. Tôi đọc không sót sách trong tủ. Từ sách chính trị Karl Marx Lenin đến những truyện du kích đồng ruộng, bưng biền.  Hư cấu lố bịch. Dối trá. Láo đủ kiểu. Nhưng khích động được quần chúng nông thôn và giới lao động. Thành công trong tuyên truyền chống Mỹ....

Trịnh Kiểm

Chúa Trịnh và hình thức chánh trị "đại nghị" độc nhứt vô nhị của Việt Nam xưa  Hôm nay bàn về chúa Trịnh ,đầu tiên nói về nguồn gốc của họ Trịnh  Trong đời người thành hay bại không phụ thuộc vô học nhiều hay đọc nhiều, xã hội xưa tổng kết thành công trong câu: -Nhút mệnh -Nhị vận -Tam phong thủy -Tứ âm công -Ngũ độc thư Người đọc sách,kẻ sĩ đứng chót bảng đứng sau những đứa có mệnh,vận,phong thủy,mổ mả ông bà nó tốt Người đọc sách hay là phần tử trí thức đã rớt xuống hàng thứ năm không phải là hàng thứ nhứt như các nhà trí thức vẫn lầm tưởng đâu Theo truyền thuyết họ Trịnh làm chúa ở Miền Bắc cững là do mả mồ tốt  Tổ họ Trịnh bắt đầu từ ông Trịnh Xứng  Qua đời thứ ba là Trịnh Liễu nhà rất nghèo ,cơm chưa bao giờ no bụng,áo chưa bao giờ lành lặn,ông này dân  ở làng Sóc Sơn  – Biện Thượng nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa  Trịnh Liễu làm ruộng ,làm mướn và bán nước trà đầu làng  Một hôm Trịnh Liễu gặp  một ông già lỡ đường ,có lòng trắc ẩn nên mời ông già ...

Lời nói

Cái miệng  Tục ngữ có câu: 病從口入, 禍從口出 (Bệnh tòng khẩu nhập hoạ tòng khẩu xuất) ,Nghĩa là : Đau ốm theo miệng mà vào, ý nói ăn uống không giữ gìn mà sinh bệnh Ý răn là trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần, chứ nói năng lung tung có ngày ắt mang họa.Bởi vì cái miệng quan hệ đến vận mạng nhân sinh nhiều lắm Sách lại nói: "Ngôn vi tâm thanh", lời nói là tiếng của con tim.  Một lời có thể dựng nước, có thể làm mất nước, tạo hoạ tác phúc.Vì chính trực quá nên nói lanh chanh, có người nói quá sự thật, có người đắc chí nên nói bậy, nói láo, có người chuyên đi nói xấu Tất cả là con đường chiêu hoạ Có người suốt đời hưởng bổng lộc triều đình, có người sống nhờ tiền cha của mẹ, có người quanh năm ngày tháng tràn trề miếng ngon thức béo, có người cả đời chẳng có lấy bữa no, có người bao nhiêu tiền ăn hết bấy nhiêu, có người bóp mồm bóp miệng. Tất cả đều do tướng miệng mà ra. Miệng người ta là cửa ngõ của tâm sự.  Dịch hệ từ viết: - Kẻ sắp làm phản lời nói thẹn thùng.  - Kẻ lòng nghi hoặc ...

Gái già

CUỘC LÊN ĐỒNG TẬP THỂ Sáng nay có bạn đọc gửi cho tôi bài phát biểu của Tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, Bộ Ngoại Giao phát biểu về vấn đề biển Đông. Tôi cho là bài nói chuyện này của Tiến Sĩ Thái là nói thay cho Bộ Chính Trị. Với đảng CSVN thì một quan chức cấp Viện phó thuộc Bộ chưa đủ tự ý nói về chiến lược quốc gia. Tựu trung bài nói chuyện của Tiến sĩ Thái cũng là các vấn đề mà lâu nay chúng ta đều có phân tích trước như tầm quan trọng của Đà Nẵng trong quốc phòng Việt Nam, thừa nhận "không có Mỹ thì không phát triển được", "không có... không có... và chỉ có...". Có một sự thú vị là bài nói chuyện được lên sóng ngay sau cái chết của ông Lê Khả Phiêu. Dạo gần đây chúng ta thấy có những chuyển động đáng kể trong việc "chửi Trung Quốc và gần Mỹ" mà bài nói chuyện của Tiến sĩ Thái là một ví dụ. Nhưng chúng ta đừng vội mừng là đảng CSVN có sự quyết tâm thay đổi lớn. Người chúng ta cần cám ơn là... Thượng nghị sĩ Rubio. Tô...

Chính sách ngu dân

Chính sách ngu dân trong lịch sử Trung Quốc  Tác giả Li Zhongqin Lâm Duyên dịch Chỉ cần thể chế toàn trị còn tồn tại, trên dưới cùng ngu là không thể tránh khỏi. Chỉ có xây dựng được cơ chế ràng buộc quyền lực hiệu quả, nhân dân có đủ tự do ngôn luận, mới có thể hy vọng đánh bật gốc quy luật "trên dưới cùng ngu". Từng có tổng kết cho rằng lịch sử Trung Quốc có "mười định luật lớn", bao gồm: đũa ngà voi, thỏ chết chó hầm, bao vây xu nịnh, dè chừng kẻ thù, kéo kết bè đảng, Hoàng Tôn, xử trảm năm đời, quyền lớn hiếp chủ, da lông, chính quyền từ báng súng [1]; những định luật này không sai, nhưng tôi cảm thấy chưa đủ, ít nhất cần thêm vào một định luật: "Định luật trên dưới cùng ngu". Cái gọi là "Định luật trên dưới cùng ngu", là chỉ trong xã hội chuyên chế, kẻ thống trị thực hành chính sách ngu dân; có "chính sách ngu dân" tất sẽ xuất hiện "đối sách ngu quân" trong triều đình và dân chúng. Đây gọi là "trên dưới cùng ngu...

Đới Bắc Hà

CAESAR VÀ BÁT VƯƠNG NGHỊ CHÍNH  Năm nay Tổng bí thư đảng CSTQ Tập Cận Bình đã chính thức thông báo huỷ bỏ không tổ chức Hội nghị Bắc Đới Hà. Đối với giới quan sát chính trị, Hội nghị này quan trọng hơn cả các kỳ họp Bộ Chính Trị hay BCHTW Đảng CSTQ. 1/ TỪ CON ĐƯỜNG CỦA CAESAR Hẳn là giới chính trị chúng ta từng nghe về một lãnh đạo La Mã nổi tiếng là Julius Caesar, đại đế một thời của La Mã. Caesar chính là người chuyển đổi Cộng Hoà La Mã thành Đế chế La Mã.  Dẫn dắt La Mã từ một quốc gia lớn chuyển đổi thành quốc gia chinh phạt, Caesar nổi lên từ đó và đó cũng là bi kịch của ông. Cuối cùng bị chính phe đối lập trong triều đình từ phản đối ông đến lo sợ ông và cuối cùng loại bỏ ông. Caesar lên ngôi đại đế La Mã khi những mâu thuận nội tại của đất nước La Mã (như các khu tự trị) và các mâu thuẫn phe phái nội tại trong chính quyền La Mã đầy dẫy. Sau khi bỏ chút thời gian xử lý cho các mâu thuẫn tạm lắng xuống (nhưng không xử lý đến bản chất một cách căn cơ) thì Caesar vội vã tự sửa đổi p...

Chủ nghĩa thực dân Đỏ

CHỦ NGHĨA THỰC DÂN ĐỎ TRUNG CỘNG TẠI PHI CHÂU Hai tháng trước ngày khai mạc Thế vận hội mùa hè 2008, Diêu Minh (Yao Ming), một trong những cầu thủ bóng rổ nổi tiếng tại Trung Cộng và Mỹ, trong một buổi lễ rước đuốc Olympic, đã cùng với 150 ngàn người dành một phút im lặng để tưởng nhớ đến 70 ngàn người dân Trung Cộng bị thiệt mạng trong trận động đất tại Tứ Xuyên ngày 12 tháng 5. 2008. Các hệ thống truyền hình chiếu đi chiếu lại nhiều lần cảnh tượng đầy xúc động này cũng như khi nghe Diêu Minh tuyên bố "Ngày 12 tháng 5 người ta không còn nghĩ đến Olympic, không còn nghĩ đến rước đuốc mà chỉ nghĩ đến việc cứu người". Lời tuyên bố của Diêu Minh chắc đã phát xuất từ trái tim anh, giống như nỗi đau của gia đình 70 ngàn người dân Trung Cộng là nỗi đau có thật. Cảm tình của thế giới dành cho Trung Cộng lên cao nhất kể từ cuộc tàn sát Thiên An Môn 1989. Đối với gia đình 70 ngàn nạn nhân động đất, những mất mát của họ sẽ không thể nào thay thế được. Tuy nhiên, với chính phủ Trung Cộn...