Chúa Trịnh và hình thức chánh trị "đại nghị" độc nhứt vô nhị của Việt Nam xưa
Hôm nay bàn về chúa Trịnh ,đầu tiên nói về nguồn gốc của họ Trịnh
Trong đời người thành hay bại không phụ thuộc vô học nhiều hay đọc nhiều, xã hội xưa tổng kết thành công trong câu:
-Nhút mệnh
-Nhị vận
-Tam phong thủy
-Tứ âm công
-Ngũ độc thư
Người đọc sách,kẻ sĩ đứng chót bảng đứng sau những đứa có mệnh,vận,phong thủy,mổ mả ông bà nó tốt
Người đọc sách hay là phần tử trí thức đã rớt xuống hàng thứ năm không phải là hàng thứ nhứt như các nhà trí thức vẫn lầm tưởng đâu
Theo truyền thuyết họ Trịnh làm chúa ở Miền Bắc cững là do mả mồ tốt
Tổ họ Trịnh bắt đầu từ ông Trịnh Xứng
Qua đời thứ ba là Trịnh Liễu nhà rất nghèo ,cơm chưa bao giờ no bụng,áo chưa bao giờ lành lặn,ông này dân ở làng Sóc Sơn
– Biện Thượng nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Trịnh Liễu làm ruộng ,làm mướn và bán nước trà đầu làng
Một hôm Trịnh Liễu gặp một ông già lỡ đường ,có lòng trắc ẩn nên mời ông già về ở nhà ngủ lại qua đêm rồi làm cơm đãi khách ,tối nhường giường tre cho khách ngủ
Ông già là thầy phong thuỷ đã cảm động trả ơn bằng cách chỉ cho Trịnh Sướng một chổ chôn ông bà để hưởng phước sau này
Đó là đất chỗ Nanh Lợn, táng ở đó thì sau phát Vương
Trịnh Liễu đem hài cốt cha mẹ táng vào chỗ đất quý,ban đêm thấy hình con rồng đen ôm núm đất,ông già nói rằng: "Rồng vàng là Hoàng Đế, rồng đen là Vương. Nhà ông tích lại âm công. Trời giáng phúc cho làm Vương đó."
Ba đời sau tới Trịnh Kiểm ,Trịnh Kiểm chính là đời thứ tư
Năm Trịnh Kiểm 6 tuổi thì cha mất, gia cảnh lâm vào cảnh túng quẫn, hàng ngày chăn trâu
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê, lão thần Nguyễn Kim tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc mong trung hưng nhà Lê.
Tướng nhà Mạc là Ninh Bang hầu nuôi cơm Trịnh Kiểm cho làm coi trại ngựa
Sau nghe lời người ta,nữa đêm Trịnh Kiểm chôm con ngựa chiến tốt nhứt tìm đến đầu quân cho Nguyễn Kim lúc này đang ở Mường Sung thuộc Ai Lao
Ninh Bang hầu tức giận, bắt mẹ của Trịnh Kiểm bỏ vô lồng tre, lấy đá cột lại, quăng xuống vực âu.Ai dè mưa ào ào,sông chảy mạnh ,lũ kéo về
Sau khi an ổn,người ta thấy chổ quăng mẹ Trịnh Kiểm có mọc lên một gò đất mới ,đó là điềm con cháu họ bắt đầu ló dạng
Về Nguyễn Kim,Trịnh Kiểm là một thuộc tướng giỏi,đánh rất giỏi ,có chiến công nhiều
Nguyễn Kim thương mà gả con gái là bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho dù lúc đó Trịnh Kiểm đã có vợ trước
Năm 1539, Trịnh Kiểm đến Ai Lao đón vua Lê Trang Tôn. Vua phong Trịnh Kiểm làm Đại tướng quân tước Dực Quận Công.
Năm 1545, Nguyễn Kim bị Quan Tổng Trấn Thanh Hóa nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng rồi đầu độc bằng trái dưa giết chết, quyền lực đều lọt vào tay Trịnh Kiểm lúc đó 43 tuổi
Năm 1546, Trịnh Kiểm lập Hành điện cho vua Lê Trang Tôn ở Thanh Hóa, chiêu mộ hào kiệt, huấn luyện binh sĩ tính kế lâu dài với nhà Mạc
Nguyễn Kim có hai con trai đều là tướng giỏi được phong chức Quận công ,cả là Nguyễn Uông thì bị Trịnh Kiểm giết và Nguyễn Hoàng sau đó phải bỏ vào Nam
Trịnh Kiểm thâu tóm mọi quyền lực nhưng khi vua chết ông không muốn làm vua. Vua Lê còn giữ chút quyền tượng trưng,Trịnh Kiểm chỉ là Thái Sư tước lạng Quốc Công,ông không xưng là chúa
Sau khi Trịnh Kiểm chết được trao hiệu Thái Vương và cái công trạng dài thòng lòng là:
"Minh Khang Nhân Trí
Võ chinh hung lược
Hiển đức phong công
Khải nghiệp hoành mô
Tế thế trạch dân
Kiến ưu khuông bích
Triệu tường dụ quốc
Quảng vạn hoằng mô
Dụ hậu diễn phúc
Tĩnh bích tá mạn
Thùy hưu đốc bật
Khai quốc cương nghị
Phụ quốc tán trị
Nghi uy riệu võ
Diên khánh vĩnh tự
Kinh văn tuy lộc
Cảnh quang phi hiếu
Dương võ phù tộ
Hưng nghiệp thùy thống
Hồng sư nguyên tự
Đốc dự riễu tự
Yến mưu hồng nghiệp
Khoát dại khoan dung
Lập cực vĩnh điển
Tuy phúc trí đức
Quảng huệ phù vận
Tư trị hồng ơn
Tích hậu vĩnh đức
Đại công thịnh nghiệp
Chế trị phục viễn
Lập kinh trần kỷ
Cương minh hung đoán
Trương thiện riệu uy
Trấn quốc an cương
Quan minh tấn triết
Cung ý quả quyết
Sáng pháp khai cờ
Cảnh thái vĩnh quang
Hàm trương tái vật
Mậu công hoành hiến
Pháp thiên hưng vận
Quách hoành khôi cương
Tề thánh thông minh
Võ anh quả tịch
Trương nghĩa bình tàn
Thánh nhân duệ trí
Cương kiên trung chính
Anh hung hào kiệt
Kiến nghĩa tạo mưu
Khai tiên xương hậu
Thái thủy phu tiên
Sùng cơ triệu khánh
Thần võ thánh văn
Hùng tài vĩ lược
Lập nghiệp phối thiên
Cao công đức hậu
Triệu mưu khải vận
Sáng nghiệp lập bản"
Tước là Minh Khang Thái Vương
Cái câu Trạng Trình đáp rằng: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" là câu bịa,thực ra Trịnh Kiểm không muốn bỏ ngôi vua Lê
Trịnh Kiểm qua 3 triều vua Lê ,cầm quyền 25 năm,mất năm 1570 thọ 68 tuổi
Con dòng lớn là Trịnh Cối nối ngôi nhưng bị em là Trịnh Tùng -con bà Ngọc Bảo cầm đầu phe của Nguyễn Kim lật đổ
Ngày 2 tháng 4 năm 1570, các trung thần nhà Lê tôn phò Phúc Lương Hầu Trịnh Tùng lên ngôi chúa
Chúa Trịnh Tùng là vị chúa giỏi ,ông chiếm lại kinh thành Thăng Long năm 1592, bắt giết cha con Mạc Mậu Hợp và đuổi dư đảng họ Mạc chạy lánh lên Cao Bằng,
Và cũng từ Trịnh Tùng,cái ngôi chúa lộ rõ ra hơn trước vua Lê, Trịnh Tùng đã ép vua phong vương, lập phủ Chúa, đặt chức Tham tụng đứng đầu quan lại để làm việc, Từ Tiết Chế Quốc Công Trịnh Tùng lên tới Bình An Vương
Vua Lê bị họ Trịnh quản chế, không được tự quyết, vua chỉ khoanh tay rũ áo ngồi giữa triều đình làm hình thức
Đó là kiểu đại nghị như ngày nay,Tổng Thống hay Vua hư danh,tượng trưng và Thủ tướng là chúa cầm quyền
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt ,một ông Hoàng Đế bị một Vương kềm kẹp, vua Lê có "lương" , chỉ hưởng lộc 1 000 xã với 5 000 lính túc trực hộ vệ trong nội điện, 7 thớt voi và 20 thuyền rồng
Bình An Vương Trịnh Tùng từng giết hai vua Lê,vua Lê Anh Tôn và Lê Kính Tôn
Chúa Trịnh gả con gái cho vua Lê,vua Lê là cháu ngoại chúa Trịnh,con gái chúa Trịnh đều bắt chước bà tổ Ngọc Bảo là có chữ lót là chữ Nọc .Chúa Trịnh có bà con với Nguyễn Hoàng ,Trịnh Tùng kêu Nguyễn Hoàng là cậu ruột
Hoàng đế Lê Thần Tôn là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Lê Trung hưng,ông là cháu ngoại chúa Trịnh Tùng
Vua Thần Tôn là ông vua chịu nhục cay đắng
Tháng 5 năm 1619, Trịnh Tùng ép con rể là vua Lê Kính Tôn thắt cổ chết, rồi đưa cháu ngoại 12 tuổi của mình là Lê Duy Kỳ lên làm vua là Lê Thần Tôn
Năm 1630, vua Lê Thần Tôn 24 tuổi bị ép lấy con gái của Thanh đô vương Trịnh Tráng là Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng hậu .Bà này có một đời chồng,đã đẻ 4 lần,khi đó 36 tuổi đang vai chị cô cậu ruột của vua
Triều thần can,vua khoát tay "Trót đã lấy rồi"
Lê Thần Tôn lách vợ già bằng cách nạp phi toàn hàng độc,một bà Lào,một bà Thái Lan,một bà Mường,một bà Tàu và một cung phi là người Hòa Lan chánh gốc
Chúa Trịnh giữ ngôi Chúa, gồm 12 đời chúa Trịnh kéo dài suốt 249 năm
Sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài từ 1570 tới 1786
Cái cảnh Đàng Ngoài rất kém về kinh tế nhưng tấn công đánh vào Nam thời Trịnh Nguyễn nhiều không kể xiết .Tức nó đã có rồi,không chờ tới 30/4/1975 mới có
Trịnh – Nguyễn đánh nhau từ 1627 tới 1672 với 7 lần đánh nhau với đại quân
Trong bảy lần đó quân Trịnh chủ động tấn công đánh quân Nguyễn tới sáu lần, quân Nguyễn chỉ chủ động tấn công quân Trịnh trong lần giao tranh thứ năm (1655-1660)
Kinh tế Đàng Ngoài rất yếu,bằng chứng là tháng 4 năm 1655, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật mang quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính chiếm 7 huyện Nghệ An ở phía nam sông Lam là Kỳ Hoa, Thạch Hà, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn, Hương Sơn, Thanh Chương
Nguyễn áp thuế 7 huyện này y chang như các vùng ở Đàng Trong,ai dè dân kêu trời,la làng chịu không thấu
Có nhiều chúa Trịnh giỏi lắm
Chúa Trịnh Tráng làm việc 30 năm, thọ 81 tuổi, được coi là người trọng nho thần, giảng cầu chỉnh lý, kính cẩn cần kiệm khiêm tốn, nhún nhường, giữ gìn phép tắc, công nghiệp hơn đời trước
Trịnh Tạc chầu vua không phải lạy ,ngồi ghế kế bên vua vì vua là cháu chúa,coi việc 25 năm, thọ 77 tuổi
Trịnh Căn cầm quyền 26 năm, thọ 77 tuổi là chúa Trịnh kiệt xuất
Lịch triều hiến chương loại chí cho biết:
"Vua tôn trọng chúa khác thường, tâu sớ không phải đề tên, vào chầu không phải lạy, lại cho đặt ghế coi chầu ngay bên tả, đủ các thứ yêu chuộng. Về chánh trị thì thưởng phạt rõ ràng, mối giường chỉnh đốn, sửa sang nhiều việc, cất dùng các anh tài, thành tích trông thấy rõ rệt"
Thời của Trịnh Cán được coi là đứng đầu thời Trung Hưng
Nhưng chúa Trịnh giết vua Lê ,giết thái tử như ....chơi
Khi họ Nguyễn tạo ra xứ Đàng Trong ly khai vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài thì hiểu rằng người ở phía Nam đã muốn độc lập,cắt đứt với người phía Bắc
Năm 1558 Nguyễn Hoàng vào Nam
Trịnh – Nguyễn đánh nhau từ 1627 tới 1672
Tháng 1 năm 1775 khi Tây Sơn nổi dậy đánh chúa Nguyễn ,quân Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc cầm quân đã tiến vô nam đánh chiếm Phú Xuân
Quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân trong 11 năm với 3 vạn quân,cai trị tàn bạo,dân Thuận Hóa ná thở ,oán khí ngập trời
Năm 1786 quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ tiến ra đánh bật quân Trịnh giải phóng Phú Xuân .Tây Sơn xua quân giết quân Trịnh ,tàn sát gần hết ,một số chạy thoát ra khỏi thành thì bị dân Huế bản địa căm thù ra tay giết
Trong một ngày khắp Phú Xuân xuất hiện ăn mày nhưng toàn là á khẩu,câm để giấu cái giọng Bắc ,tìm đường chạy ra Bắc thoát thân
"Lịch Triều Tạp Kỷ" của Ngô Cao Lãng ghi rằng:"Các lính thủ chạy đi các xóm làng để xin trú ngụ đều bị thổ dân giết sạch......giết hại tất cả đến vài vạn người, chỉ còn vài trăm người là qua được sông Gianh trở về Bắc Hà thôi"
Ngó lại Trịnh Nguyễn phân tranh tạo ra thời kỳ độc nhứt vô nhị trong lịch sử Việt Nam ta
"Trịnh Kiểm chỉ có ý tống khứ một địch thủ. Nhưng ông đã đi sai nước cờ. Và thay vì tống khứ, ông lại cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc". (Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18 )
Tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ cho quân vượt sông Gianh đánh thẳng ra Bắc Hà với khẩu hiệu phò Lê diệt Trịnh.Quân Tây Sơn thẳng tiến vào Thăng Long
Chúa Trịnh Khả đào tẩu về Kinh Bắc
Khi Trịnh Khải đến xã Hạ Lôi, huyện Yên Lãng thì gặp viên Thiêm sai Lý Trần Quán
Lý Trần Quán làm bộ không biết chúa Trịnh và nói với người học trò của mình là Nguyễn Trang đây là quan Tham tụng Bùi Huy Bích ,Trang đưa ông Bùi qua bên kia địa giới của huyện này
Ai dè Nguyễn Trang biết đó là chúa Trịnh bèn bắt nạp cho Tây Sơn
Lý Trần Quán chạy đến, vừa lạy vừa khóc quay qua Trang lấy nghĩa lớn ,tình chúa -thần,thầy-trò ra nói nhưng Trang lại nói "Sợ thầy không bằng sợ giặc, quý chúa chẳng bằng quý thân"
Trịnh Khải tự tử,Trang đem thi thể nạp Tây Sơn,Lý Trần Quán bất lực chán thế sự tự chôn sống mình
Sau còn một Trịnh Bồng nữa,nhưng như tia lửa nháng ra rồi tắt
Vua Gia Long đem quân Nam về Thăng Long như thác đổ vào ngày 21 tháng 6 năm 1802 (âm lịch) và ông rời Thăng Long vào ngày 27 tháng 9 năm đó. Trong suốt 3 tháng đó ông làm nhiều việc hỏa giải ,có việc của họ Trịnh nữa
Trước tiên Gia Long tìm hậu duệ giữ hương hỏa của vua Lê là Lê Duy Hoán phong ông này là Diên Tự công, ban cho 1.016 người hầu cận và 10.000 mẫu ruông đặng tế tự,cúng kiếng
Gia Long kêu Trịnh Tư là người giữ hương hỏa chúa Trịnh lại ,cho họ Trịnh 500 mẫu ruộng làm huê lợi cúng tế ,247 người họ Trịnh được miễn thuế binh dịch và thuế thân
Vua Gia Long nói:
"Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa sui gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử..."
Các đời cầm quyền của chúa Trịnh kéo dài suốt 249 năm ở Đàng Ngoài với một nền chánh trị mạnh,kinh tế thua Đàng Trong nhưng so với xứ Bắc vậy là vững,Tàu không dám đem quân đánh thì đủ biết chúa Trịnh cũng rất giỏi
Thành ra cũng cần nhìn nhận lại chúa Trịnh ,nhứt là các bạn ở Miền Bắc phải biết ghi ơn của họ
Sau 1954 cộng sản ghét họ Nguyễn Phước,khai tử vua Gia Long ,ghét nhà Nguyễn vì Nguyễn là thế lực Đàng Trong cai trị Miền Bắc .Tuy nhiên không hiểu sao cs cũng không ưa chúa Trịnh
Tại HN có thể có tên đường những ông vua "ươn ịch" như Mạc Đăng Dung nhưng tuyệt nhiên không có một tên chúa Trịnh nào được đặt tên đường
Người Nam Kỳ ,người Huế không đặt tên đường chúa Trịnh là trúng bài,nhưng Bắc Kỳ là vô ơn,phủi ơn .
Comments
Post a Comment