Skip to main content

Posts

Showing posts from February, 2024

THUỘC ĐỊA THIS VÀ THUỘC ĐỊA THAT

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bo` vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA. Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do NXB Chính trị QG ở HN và NXB Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị QG, nhưng của TP HCM). Cho đến nay, người ta đã cho XB rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất VNCH (kiểu như âm thầm giải mật), về thời đệ nhị VNCH (TT Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn? Về thời Pháp thuộc thì hầu như đã được bạch hóa thông tin. Giai đoạn Quốc gia Việt Nam tuy còn trước đệ nhất CH, nhưng sự bạch hóa vẫn còn nhỏ giọt, có lẽ do sự xung đột về tính chính danh do lúc đó có 2 CP song trùng cùn...

MÃI LAI THỤC TRONG VỤ ÁN TÂN HIỆP PHÁT

-------//------- Tôi tin rằng, người từ trên 60 tuổi có thể đã từng nghe về Mãi Lai Thục (bán có thể chuộc lại), một từ Hán Việt. Nhưng người dưới tuổi ấy, có lẽ chưa từng nghe về Mãi Lai Thục trong đời để biết nó là gì. Tôi may mắn, tuy chưa đầy 60 tuổi, nhưng cùng với nhiều bạn đồng môn đã từng được học về Mãi Lai Thục trong những ngày theo học chương trình cử nhân luật dưới những giờ giảng quý báu của cố TS Đào Quang Huy, người thầy của nhiều thế hệ, kể cả những người từng theo học tại Trường Quốc Gia Hành Chánh từ trước những năm 1975.  Mãi Lai Thục là một chế định về loại khế ước rất đặc sắc của luật lệ điền sản Việt Nam từ trước năm 1945. Nguyên thủy, từ loại khế ước mua đứt, bán đoạn về ruộng đất, thì Mãi Lai Thục là thỏa thuận cho phép người bán ruộng đất có quyền chuộc lại trong một thời gian giao kết. Nếu khế ước không dự liệu thời gian, thì hạn định cuối cùng là 30 năm. Quá hạn, nếu người bán không chuộc, việc mua bán ruộng đất mới thành tựu. Trong thời gian chưa chuộc, ...

HOÀNG VĂN HOAN VÀ THIÊN THU ĐỊNH LUẬN

Vừa rồi anh Osin có 1 status về nhân vật Hoàng Văn Hoan, đọc status đó khiến nhiều người đánh giá có lẽ không hoàn toàn chính xác về nhân vật này. Thực ra không cần status đó thì mình nghĩ đa số cũng vẫn hiểu sai về ông Hoan và thường gom ông này vào 1 mớ với Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Thực ra gom 3 nhân vật này làm 1 là giống như so con cho' với con bo`, bảo là giống nhau vì chúng đều có 4 chân. Thực tế họ có hoàn cảnh thân Tàu rất khác nhau.  Về Lê Chiêu Thống, trước mình đã viết mấy status. Vai trò của ông ấy lúc đó còn to hơn Nguyễn Ánh, làm vua 1 nước. Vua bị "giặc cỏ" nổi lên cướp ngôi thì đi cầu viện nước lớn lân bang là chuyện thường gặp trong lịch sử và khá là bình thường. Cả ông Thống và ông Ánh đều như vậy. Xét dưới quan điểm đương thời thì chuyện cầu viện là bình thường. Trước đó các vua Chân Lạp cũng cầu viện chúa Nguyễn khi có nội loạn, cũng bình thường. Sau này, nhóm Hun Sen, Heng Samrin…chạy Khmer đỏ sang Việt Nam cầu viện thì khó chấp nhận hơn. Vì họ...

CỤC DIỆN GIÁP THÌN - AN NINH và KINH TẾ TOÀN CẦU…

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lẽ chiến hòa tùy khả năng sản xuất - từ cơm áo gạo tiền đến võ khí – và còn tùy định nghĩa của 'chiến thắng' với 'hòa đàm'… Năm Giáp Thìn 2024 vừa mở ra đã thấy quá nhiều biến động và rủi ro chỉ vì tiếp nhận bao vấn đề tích lũy từ quá khứ gần xa. Giải trình sự kiện và dự báo tương lai cho tạm đủ thì cần viết… một cuốn sách! Thôi đành 'liệu cơm gắp mắm', xin thu gọn vào một số đề tài rồi tùy khả năng và thời giờ mà gõ ra, yết lại từng bài cỡ hai ngàn chữ. Chỉ mong là nếu thấy có ích, quý vị tự ý chia sẻ và phổ biến thêm…. I - AN NINH CŨNG LÀ KINH TẾ… Thế giới đang có hai lò lửa là 1) cuộc chiến Ukraine trong khu vực Đông Âu do Putin của Liên bang Nga phát động từ 24 Tháng Hai, 2022; 2) cuộc chiến Israel tại Trung Đông do khủng bố Hamas phát động ngày bảy Tháng 10, 2023, từ Dải Gaza. Cả hai cuộc chiến có nguyên nhân sâu xa và bùng nổ trước sự suy nhược của khối dân chủ Tây phương, kể cả Hoa Kỳ, và chính Israel. Bên cạnh, thế giới cũng có rủi ro...
𝐌𝐨̂̃𝐢 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐚̣𝐢 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐱𝐮 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐬𝐨̛̉ 𝐭𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐫𝐢𝐞̂𝐧𝐠. 𝐓𝐨̂𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 đ𝐚̣̆𝐜 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐥𝐨̛́𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐚̣𝐢 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚, 𝐯𝐞̂̀ 𝐚̂̉𝐦 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐮̛̀ 𝐍𝐚𝐦 đ𝐞̂́𝐧 𝐁𝐚̆́𝐜 đ𝐞̂̀𝐮 𝐥𝐚̀ 𝐚̆𝐧 𝐥𝐚̂̉𝐮, 𝐯𝐞̂̀ 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐭𝐫𝐢́ 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐤𝐚𝐫𝐚𝐨𝐤𝐞 𝐩𝐡𝐨̂̉ 𝐛𝐢𝐞̂́𝐧 𝐨̛̉ 𝐤𝐡𝐚̆́𝐩 𝐧𝐨̛𝐢. 𝐍𝐡𝐢̀𝐧 𝐭𝐮̛̀ 𝐠𝐨́𝐜 đ𝐨̣̂ 𝐜𝐨̛ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐨𝐧 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢, 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨́𝐢 𝐪𝐮𝐞𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐬𝐨̛̉ 𝐭𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐧𝐚̀𝐲 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐥𝐨̣̂ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐚̆𝐧 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐦 𝐚̂̉𝐧, 𝐯𝐢̀ 𝐥𝐚̂̉𝐮 𝐠𝐚̂𝐲 "𝐧𝐠𝐨̣̂ đ𝐨̣̂𝐜" 𝐝𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐤𝐚𝐫𝐚𝐨𝐤𝐞 𝐠𝐚̂𝐲 "𝐧𝐠𝐨̣̂ đ𝐨̣̂𝐜" 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧. 𝙈𝒐̣̂𝙩 𝙩𝙝𝒐̛̀𝙞 đ𝒂̣𝙞 𝙘𝒖̉𝙖 𝙡𝒂̂̉𝙪 𝙫𝒂̀ 𝙠𝙖𝙧𝙖𝙤𝙠𝙚, 𝙝𝙖𝙞 𝙩𝙝𝒖̛́ 𝙩𝒖̛𝒐̛̉𝙣𝙜 𝙡𝒂̀ 𝙩𝒂́𝙘𝙝 𝙧𝒐̛̀𝙞, 𝙣𝙝𝒖̛𝙣𝙜 𝙡𝒂̣𝙞 𝙘𝒐́ 𝙢𝒐̂́𝙞 𝙡𝙞𝒆̂𝙣 𝙝𝒆̣̂ 𝙫𝒐̛́𝙞 𝙣𝙝𝙖𝙪, đ𝒆̂̀𝙪 𝙡𝒂̀ 𝙗𝙞𝒆̂̉𝙪...

START UP CHÙA

Đầu tư xây chùa giờ dễ ợt. Toàn thấy anh em sư tự tìm vốn xây chùa rồi xin được làm trụ trì, đại khái cũng như start up vậy. Phải làm thế vì các chùa có sẵn thì kín chỗ rồi, phấn đấu lên trụ trì là hơi bị khó, vì tuổi hưu của sư lại quá cao, chờ đến khi sư huynh nghỉ hưu để mình lên chức thì ốm. Hơn nữa, cạnh tranh bây giờ quá khốc liệt, vì còn phải đấu với anh em sư định hướng XHCN, có bảo kê, quan hệ. Không biết trong ngành có phải chạy chức không? E là có. Chính thế nên giờ chùa mới mọc ra như nấm, giống mở công ty thôi. Vốn ít thì mở chùa mới, nhỏ, chỗ khỉ ho cò gáy, rồi thu tiền lẻ từ bần nông. Vốn dày thì mở chùa to luôn, thường là nâng cấp từ 1 chùa cũ, cổ, bé bằng lỗ mũi. Kiểu đó cơ bản cũng như anh em đầu tư bỏ vốn vào mấy công ty nhỏ, có tiềm năng, rồi PR, làm thương hiệu, rồi thu tiền. Kiểu này thường chỉ hiệu quả khi đầu tư vào mấy chùa nhỏ, chưa có thương hiệu, như chùa Bái Đính. Ngày xưa đếch ai biết chùa ấy ở đâu, thực tế bây giờ cái chùa cũ cũng chỉ bằng lỗ mũi, mình đi...

NHỮNG THẰNG NGHỊCH TẶC !

Từng có một anh bạn hỏi tôi tại sao thập niên 1960 ở Việt Nam lại xuất hiện những người như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường , Hoàng Phủ Ngọc Phan , Nguyễn Đắc Xuân v.v. , và anh bạn cũng hỏi tôi có cảm nghĩ thế nào về những con người đó ? Tôi chưa từng trả lời anh bạn , vì thú thật , tôi chả thấy thú vị gì khi viết về những nhân vật một thời lăng xăng , xum xoe với Hà Nội , bây giờ bị ném vào thùng rác như những miếng giẻ rách ; họ bây giờ hoặc ngồi trên xe lăng , gặm nhắm nỗi đắng cay cuộc đời , hay tiếp tục tùy thời cố gắng đưa ra vài nhận định nhằm thu hút sự chú ý của công luận , nhưng chỉ nhận lại thái độ hờ hững , khinh bỉ của mọi người chung quanh . Trong thời loạn thường xuất hiện những con người mang nhiều tham vọng tạo dựng quyền lực bằng bất cứ phương tiện nào .Thời cổ đại bên Trung Quốc , những người như thế gọi là THAM GIA ĐUỔI HƯƠU Ở TRUNG NGUYÊN ! Hoàng Phủ Ngọc Tường thời thập niên 60 , chỉ mới tốt nghiệp Ban Hán Văn ĐHSP Sài Gòn năm 1960 , và bằng Cử Nhân Triết Đại Học Văn...

Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài: Nước Mỹ vừa bí vừa hiểm mới đáng sợ!

HOA KỲ BÍ HIỂM Hoa Kỳ là quốc gia rất lạ. Nhờ sức sáng tạo của cả xã hội quân và dân sự, người ta không biết sẽ có những gì trong năm năm tới vì cứ năm năm lại có cái gì đó rất mới.  Chỉ năm năm trước thôi, ít ai biết cuộc cách mạng về thuật lý khai thác dầu khí, là "fracking technology", lại nâng sản lượng Mỹ, làm đảo lộn thị trường dầu thô, đánh sụt giá dầu khiến các đại gia như Saudi Arabia, Liên bang Nga hay Venezuela và cả khối OPEC điêu đứng. Chiến lược của thế giới bị đảo lộn vì người Mỹ có cách gạn cát ra dầu! Giá dầu sút giảm cũng hạ thấp phí tổn sản xuất của doanh nghiệp và dẫn tới cuộc cách mạng về quản trị kinh doanh với hậu quả ra sao thì chưa ai biết được.  Việc ứng dụng và thường trực cải tiến các phương tiện thông tin, sản xuất hay y học - mới chỉ phát minh từ 15 năm trở lại - đang mở ra  chân trời mới, và sẽ thay đổi nếp sinh hoạt của nhiều người. Những ai bắt kịp đà tiến hóa thì có mức sống cao hơn. Nếu không kịp thì bị đào thải, thất nghiệp hoặc phải nh...

THOÁT KHỎI "NÔNG NGHIỆP NGƠ NGÁC"

Tôi từng gặp một vài nông dân phát ngôn kiểu: "Nhà tao mấy đời làm nông, mày thì biết gì về nông nghiệp mà dạy tao?" Tôi nào có dám dạy ai. Chỉ chia sẻ về những mô hình nông nghiệp tuần hoàn ở nhiều nước. Cả những mô hình nông nghiệp dưới hầm sâu 50-150m (sử dụng ánh sáng đèn UV) để chống bom B52, bom nguyên tử. Đó là việc của vài năm trước. Vì sau đó tôi học cách lướt qua những người nông dân (và cả chủ doanh nghiệp) "giàu kinh nghiệm như vậy. Đơn giản là khoa học nói chung và khoa học nông nghiệp nói riêng cập nhật rất nhanh.  Việc phải giải thích cho người không muốn nghe là tốn thời gian và sinh ra các tâm lý không vui cho hai bên. Càng về sau này, tôi chỉ dành thời gian cho những ai đã có tâm thế sẵn sàng thay đổi, đón nhận điều mới. Tuyệt đại đa số doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân bị "ngơ ngác" khi Trung Quốc không mua sản phẩm nông nghiệp của mình. Họ không biết nước láng giềng đã nâng chuẩn nông sản, xuất khẩu chính ngạch sẽ dần thay thế xuất khẩu t...

HUYỀN THOẠI TRUNG QUỐC (V)

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tự Kỷ Ám Thị: Khi sự sợ hãi được định chế hóa Mọi chế độ độc tài đều sống trong sự sợ hãi, nhưng lãnh đạo Trung Quốc lại có mức hãi sợ phi thường vì đặc tính văn hoá đa nghi của họ.  Khi theo dõi liên hoan chào mừng 60 năm ra đời của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, người ta nên nhìn ra khía cạnh đó. Chế độ mắc bệnh tự kỷ ám thị và định chế hoá sự sợ hãi nên càng khó xoay trở cho một tương lai tốt đẹp hơn cho Trung Quốc... Các bạo chúa hay lãnh tụ độc tài đều nghi ngờ trước tiên là tay chân của mình. Với họ thì nhờ quyền lực đang có trong tay nếu dân chúng có mất niềm tin, thậm chí trở thành bất mãn, chuyện ấy chưa phải là vấn đề ưu tiên. Mối lo ruột gan cấp bách chính là sự thiếu chung thủy của những người xây dựng chế độ vì họ đe dọa quyền lực của lãnh đạo ở trên.  Mao Trạch Đông có phát động cuộc Đại Văn Cách kéo dài 10 năm, từ 1966 cho tới khi ông tạ thế, thì cũng để tấn công ngay nhân sự đảng từ cấp cao nhất trở xuống. Và cũng sự sợ hãi của các đảng viên ca...

HUYỀN THOẠI TRUNG QUỐC (IV)

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Xã Hội Hài Hòa - Lãnh đạo mù loà và nguy cơ phân hoá Với nhiều người Trung Quốc, nhà nước đã tăng lương cho họ mà các chủ doanh nghiệp lại chưa biết!  Đây là một câu nói giễu, khá dở nếu ta chưa hiểu thực trạng xã hội đằng sau huyền thoại huy hoàng về những tiến bộ vượt bậc của kinh tế. Nếu hiểu ra, có lẽ thiên hạ mới thấy sự mỉa mai của lời giễu cợt. Lãnh đạo Trung Quốc tập trung chú ý vào loại thống kê kinh tế then chốt, thí dụ như tổng sản lượng nội địa GDP và chỉ số giá tiêu thụ CPI, để thứ nhất, căn cứ trên đó mà quyết định về chánh sách kinh tế, và thứ hai, dùng đó làm khí cụ tuyên truyền cho sức mạnh của Trung Quốc. Họ thành công trong lãnh vực tuyên truyền hơn là quản trị kinh tế vì phương pháp thu thập thống kê.  Như đã trình bày khái quát vào kỳ trước trong loạt bài về  "Huyền Thoại Trung Quốc" (Thống kê như Gà gáy), thống kê nhà nước cho biết sản xuất kỹ nghệ đã tăng vọt, trong khi ấy, cũng thống kê của nhà nước lại cho biết rằng lượng ...