Ăn đàng sóng nói đàng gió,nói không thành có,nói có thành không
Trên "An Nam Yakukohaiyo" có bài " Ông Bảo Đại có cống hiến gì cho nước Việt Nam?"
Một anh quăng qua cho tôi coi và hỏi ý ,tôi cười,viết sai rất nhiều chổ ,tôi xin nói 3 ý sai cơ bản của bài này
1.Bài viết ghi rằng " Hồi Nhựt vô xin Bảo Đại cấp quân binh, Bảo Đại cương quyết ko cho vì ko muốn anh em nhà binh phải đổ máu" (Hết trích)
Cân này không có căn cứ,chưa có tư liệu nào nói Nhựt Bổn "xin" vua Bảo Đại cấp quân binh
Và thực tế vua Bảo Đại giai đoạn 1945 cũng không có bộ quốc phòng để mà cấp binh
Trước 1933 Huế có Bộ Binh ,tất nhiên cũng là trong khuôn khổ điều hành của người Pháp
Năm 1933, Pháp để cho vua Bảo Đại trực tiếp tham chánh, nên toàn thể nội các do Nguyễn Hữu Bài đứng đầu phải từ chức
Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn (1900-1946) có bài thơ ghi lại biến cố chánh trị này:
Năm cụ khi không rớt cái ình
Đất bằng sấm dậy giữa thần kinh.
Bài không đeo nữa đem dâng Lại.
Đàn chẳng ai nghe khéo dở Hình.
Liệu thế không xong Binh chẳng được.
Liêm đành chịu đói Lễ đừng dinh.
Công danh như thế là hưu hỉ
Đại sự xin nhường kẻ hậu sinh.
Đọc xong biết năm vị thượng thơ trước 1933 như sau:
-Nguyễn Hữu Bài: Thượng thơ bộ Lại
- Tôn Thất Đàn: Thượng thơ bộ Hình
- Phạm Liệu: Thượng thơ bộ Binh
- Võ Liêm: Thượng thơ bộ Lễ
- Vương Tứ Đại: Thượng thơ bộ Công
Vua Bỏa Đại lập nội các trẻ sang những vị thượng thơ Tây học, như Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn
Năm bộ đó là:
-Bộ Lại :Ngô Đình Diệm làm thượng thơ
- Bộ Quốc gia giáo dục :Thượng thơ Phạm Quỳnh
-Bộ Tài chánh và Cứu tế xã hội :Thượng thơ Hồ Đắc Khải
-Bộ Tư pháp :Thượng thơ Bùi Bằng Đoàn
- Bộ Công chánh, Mỹ nghệ và Lễ tân :Thượng thơ Thái Văn Toản
Vào năm 1939 Huế có bảy bộ là: Bộ Lại;. Bộ Quốc gia giáo dục; Bộ tài chánh; Bộ tư pháp; Bộ Lễ tân; Bộ công chánh; Bộ kinh tế nông thôn, Thủ công nghiệp và Cứu tế xã hội
Tức là tới năm 1945 trong triều đình Bảo Đại không có bộ binh,lúc này có lẽ đang trong Pháp giai đoạn cuối nên thắt lại
Sau khi Nhựt đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, triều đình Huế được lập lại cũng vua Bảo Đại đứng đầu
Ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại công bố tuyên ngôn độc lập .thương thơ Phạm Quỳnh cùng toàn thể thượng thư sáu bộ trong triều đình Huế xin từ chức
Nội các Trần Trọng Kim ra mắt ngày 8-5-1945 với thành phần gồm 11 bộ và cũng không có Bộ Quốc Phòng
Danh sách các bộ trưởng như sau:
1. Trần trọng Kim: Thủ tướng
2. Trần Đình Nam: Bộ trưởng Bộ Nội vụ
3. Trần Văn Chương: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
4. Trịnh Đình Thảo: Bộ trưởng Bộ Tư pháp
5. Hoàng Xuân Hãn: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghệ thuật
6. Vũ Văn Hiến:Bộ trưởng Bộ Tài chánh
7. Phan Anh: Bộ trưởng Bộ Thanh niên
8. Lưu Văn Lang: Bộ trưởng Bộ Công chánh
9. Vũ Ngọc Anh: Bộ trưởng Bộ Y tế và Cứu tế
10. Hồ Tá Khanh: Bộ trưởng Bộ Kinh tế
11. Nguyễn Hữu Trí: Bộ trưởng Bộ Tiếp tế
Sau khi người Nhựt lật đổ người Pháp tại Đông Dương vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà triều đình nhà Nguyễn đã bị ép buộc phải ký kết với nước Pháp hồi thế kỷ thứ 19 và thành lập một chánh phủ mà không dính người Pháp tại Huế
Nhưng lại dưới quyền người Nhựt
Trần Trọng Kim thuật lại trong hồi ký :
"Việc binh bị trong nước là việc quan trọng đến vận mạng cả nước, mà lúc ấy quân lính và súng ống không có. Ở kinh đô Huế có tất cả hơn một trăm lính bảo an, tức lính khố xanh cũ, và sáu bảy chục khẩu súng cũ, đạn cũ, bắn mười phát thì năm sáu phát không nổ. Ở các tỉnh cũng vậy, mỗi tỉnh có độ 50 lính bảo an, các phủ huyện thì có độ chừng vài chục người. Việc phòng bị do quân Nhựt Bổn đảm nhiệm hết. Vì lẽ đó và các lẽ khác nữa mà lúc đầu chúng tôi không đặt bộ Quốc phòng. Một là trong khi quân Nhựt đang đóng ở trong nước, nếu mình đặt bộ Quốc phòng thì chỉ có danh không có thực, và người Nhựt có thể lợi dụng bắt người mình đi đánh giặc với họ. Hai là trước khi mình có đủ binh lính và binh khí, ta hãy nên gây cái tinh thần binh bị, thì rồi quân đội mình mới có khí thế." ( Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi tr 57-58.)
"Ở kinh đô Huế có tất cả hơn một trăm lính bảo an, tức lính khố xanh cũ"
Lính này là của Pháp để lại,lính khố xanh
Lính khố xanh tức lính thuộc địa bổn xứ Garde civile Indigène (Lực lượng phòng vệ bổn xứ) , gọi là "lính khố xanh" vì trang phục của họ có xà cạp,có một mảnh vải màu xanh nước biển che và thả trước bụng tựa như cái khố
Ở Nam Kỳ, lính khố xanh đuộc gọi là "lính thủ bộ" hoặc "vệ binh dân sự địa phương"
Lính khố xanh không phải quân đội chánh quy, nhưng được tuyển lựa như quân chánh quy; dưới quyền các thống đốc (Nam Kỳ) hoặc thống sứ (Bắc Kỳ), khâm sứ (Trung Kỳ) là người Pháp
Sau cuộc đảo chánh Pháp ngày 9.3.1945, Nhựt biến 100 lính khố xanh ở Huế này thành bảo an binh và giao quyền chỉ huy cho chánh phủ Trần Trọng Kim nhưng không hiểu vì sao khi bị Việt Minh ép đã không có sự chống cự nào
Nếu muốn xài Nhựt Bổn đã lấy rồi ,khỏi cần xin
2. Bài viết ghi rằng:
" Tại Việt Nam, cs ẩn mình trong tổ chức yêu nước gọi là Việt Minh, ông Hồ không lấy danh nghĩa cộng sản mà lấy danh nghĩa là Việt Minh chống Pháp "vì lợi ích dân tộc"
Trong tình huống dầu sôi lửa bỏng giữa việc Nhựt tình nguyện "ủng hộ ngôi báo nhà Nguyễn và sự kiện "Việt Minh ép ông thoái vị "
Bảo Đại đã không ngần ngại bỏ cả ngai vàng, bỏ cả nghiệp đế đã gầy dựng bao trăm năm từ các tiên đế mà chọn lấy sự bình yên cho con dân Việt
Ông ngăn chặn Người Nhựt tấn công Việt Minh và ông thoái vị vì muốn giữ lại "từng giọt máu" của con dân mình nếu không chánh biến diễn ra khi Nhựt tuyên chiến ở VN thì hậu quả Nhựt để lại sẽ như Nam Kinh và Triều Tiên. Và Việt Minh có chết hết không thì tôi không biết nhưng người chết chắc chắn là dân Nam, trong đó có khi là ông bà , cha mẹ của chúng ta ngày nay.... Thậm chí từng mồ mả tổ tiên cũng phải tan tành theo chiến cuộc..."(Hết trích dẫn)
Là một câu vừa sai,vừa xấc xược vừa thương vay khóc mướn kiểu cải lương
Việt Minh là tổ chức yêu nước ư?Bảo Đại ngăn không cho Nhựt tấn công Việt Minh hồi nào vậy?
Vua Bảo Đại và Trần Trọng Kim có biết Việt Minh là cộng sản từ trước rồi ,biết rõ ràng HCM là cộng sản
Một cơn gió bụi - Trần Trọng Kim -Chương 6 ghi về ông HCM như sau:
"Xét thành phần chánh phủ liên hiệp lúc ấy, kể cả những người không đảng phái, có thể gọi là năm đảng nhưng chỉ có đảng Việt Minh cộng sản là có chương trình chánh trị rõ ràng và có thế lực hơn cả." (Hết trích)
Việt Minh chưa bao giờ đụng độ với Nhựt Bổn một trận nào hết vì giai đoạn 1945 VM rất vô danh và Nhựt Bổn cũng đang yếu
Nhựt Bổn đầu hàng ngày 14/8/1945 thì Việt Minh nhân cơ hôi nhào ra "cướp chánh quyền" của ông Trần Trọng Kim,một chánh phủ không có quân đội và cảnh sát
Tức là hốt của cùng là người VN
Ngày 17/8/1945, tại Nhà hát lớn Hà Nội Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức mít tinh ủng hộ chánh phủ Trần Trọng Kim
Ngày 19/8/1945, Việt Minh cướp chánh quyền Hà Nội
Ngày 22/8/1945, vua Bảo Đại được tin Việt Minh đã chiếm chánh quyền ở Hà Nội và nhiều nơi khác trong nước
Ông nghĩ đơn giản rằng giao cho Việt Minh lập nội các mới cũng giống như Trần Trọng Kim thôi và hoàng gia vẫn còn tồn tại kiểu quân chủ lập hiến
Ai dè VM là kẻ tham vọng
Vua Bảo Đại thoái vị 30/8/1945 tại Ngọ Môn Huế với ngón của VM là kích động một đám đông xuống đường
Nói chung VM không tốn viên đạn nào
Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh tuyên bố nắm quyền
"Một cơn gió bụi " của Trần Trọng Kim ghi lại là ngày 2 tháng 8/1947, Trần Trọng Kim gặp lại cựu hoàng Bảo Đại,cựu hoàng nói với Trần Trọng Kim là: "Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn." (Một cơn gió bụi tr. 146,bản cũ )
3.Bài viết hư sau :
"Sau ngày bị phế truất bởi Ngô đình Diệm, Bảo Đại không đem theo bất cứ tài sản nào trong quốc khố ngoại trừ một số bảo vật của hoàng gia,175 triệu USD vẫn còn nằm trong ngân hàng quốc gia VN do chánh quyền Ngô đình Diệm tiếp quản cộng với 33 tấn vàng trong ngân hàng Pháp từ thời đế quốc VN cũng được chánh quyền Ngô đình Diệm đòi về từ ngân hàng Pháp"(Hết trích)
Viết vầy là sai bét sai be,ngược ngạo
Đâu ra 175 triệu USD và 33 tấn vàng của "Đế quốc VN" để lại vậy?
Nhìn sơ qua biết lấy ở đâu liền
À,thì ra tác giả lấy trong bách khoa toàn thư mở Wikipedia và "thêm mắm dặm muối" ,thêm chút mỡ hành vô
Wikipedia ghi: " Tính đến Tháng Chạp năm 1963 thì tổng sản vàng và ngoại tệ trong ngân khố trị giá 174,5 triệu USD trong khi số lượng tiền lưu hành là 16,645 tỷ đồng" (Trích nguyên văn)
Dạ thưa các ba các má,tới thời điểm 1963,tức sau khi đảo chánh TT Ngô Đình Diệm thì tổng sản vàng và ngoại tệ trong ngân khố VNCH trị giá 174,5 triệu USD
Wiki ghi 174,5 , An Nam Yakukohaiyo dám bắt loa nói là 176 cho tròn ha?
Số tiền là của sau thời VNCH đệ nhứt để lại ,tất nhiên VNCH trên danh nghĩa có nền là Quốc Gia VN,nhưng nói 174,5 triệu USD là của Bảo Đại để lại thì hơi nực cười
Như đã biết trước 1955 kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thuộc địa của Pháp chứ không phải thuộc về bản xứ
Từ 1955 trên danh nghĩa VN đôc lập ,tuy nhiên lúc này nền tài chánh Miền Nam vẫn do Ngân hàng Trung ương Đông Dương mà phía sau là Pháp quản lý
Việc đầu tiên ông Diệm làm là thay thế đồng bạc Đông Dương (piastres) bằng đồng bạc Việt Nam
Từ 1955-1956 tiền giấy VNCH được phát hành lần 1, ấn định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam Cộng hòa và dollar Mỹ là 35 ăn 1
Cũng năm 1956, Việt Nam Cộng hòa gia nhập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF
Có một vấn đề rất rắc rối lúc đó là phải thoát khỏi Pháp về tài chánh và ảnh hưởng đồng franc Pháp
Chúng ta biết để bảo chứng cho đồng tiền Đông Dương người Pháp có dự trữ 33,5 tấn vàng trong ngân hàng,vàng đó cũng của bổn xứ thôi
Tới năm 1945 Nhựt Bổn vào,Đế quốc Việt Nam tồn tại 5 tháng (từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945) không mó tay vô được một miếng gì của 33,5 tấn vàng đó khi phát xít Nhựt đang cai trị ,trong 5 tháng chỉ đủ thời gian làm được việc rõ nhứt là đoàn kết và cứu tế Bắc Kỳ,chưa làm được việc gì về kinh tế,tiền tệ và ngân hàng
Nếu Đế quốc Việt Nam có 33,5 tấn vàng thì 1945 Việt Minh cướp chánh quyền,ông HCM đã thó chở về Hà Nội lâu rồi ,còn đâu mà cuối 1956 ông Ngô Đình Diệm đòi lại
Sau 1954 Pháp trở lại quản lý ,năm 1955 khi rút khỏi VN lính Pháp mang theo số vàng trên về nước ,thành ra khi đồng tiền VNCH in ra nó không có có vàng để hỗ trợ,bảo chứng cho đồng tiền quốc gia
Chúng ta biết trong ngân hàng Quốc Gia VN lúc đó có một số tiền franc Pháp do bán cao su trước đó để lại và nó mất giá từng ngày do kinh tế Pháp suy vi mà Pháp không cho VNCH đổi sang ngoại tệ khác
Cuối năm 1956 TT Ngô Đình Diệm đã giải quyết xong với Pháp về tài chánh như sau:
-Pháp trả lại VNCH 33,5 tấn vàng dự trữ mà Pháp lấy trước đó ,số vàng đó đã được đứng tên Ngân hàng Quốc gia VNCH ở trong hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia Pháp
- Đồng franc Pháp có thể đổi sang tiền khác để chi trả cho mặt hàng xuất khẩu qua Pháp ,tức là Pháp đồng ý thanh toán bằng tiền USD
-VNCH bước ra khỏi khu vực franc Pháp (franc zone). Sau đó VNCH gia nhập khu vực đồng đôla Mỹ
-Đòi lại được số tiền mà Ngân khố Pháp nợ Ngân khố VNCH
- Pháp sẽ viện trợ cho VNCH
Vấn đề tài chánh là cái gút mắc sau cùng mà ông Ngô Đình Diệm đã tháo ra giữa Pháp và VN,từ đó VN không còn nền tài chánh kiểu thuộc địa của Pháp nữa
Ngày 23/10/1955 ông Ngô Đình Diệm đã lật cựu hoàng Bảo Đại bằng một cuộc trưng cầu dân ý,khi đó cựu hoàng đang ở bên Pháp
Viết " Sau ngày bị phế truất bởi Ngô đình Diệm, Bảo Đại không đem theo bất cứ tài sản nào trong quốc khố" là một câu cực kỳ ngu vì cự hoàng có muốn lấy của quốc khố trong ngân hàng cũng không được
Ông Nguyễn Văn Thiệu giả dụ năm 1975 muốn lấy 17 tấn vàng bảo chứng dự trữ đem đi cũng không được.Nguyên tắc tài chánh rõ ràng
Ai cũng biết VNCH là Quốc Gia VN hồi trước,vai trò cựu hoàng Bảo Đại là Quốc Trưởng.
Tuy nhiên dám khẳng định "174,5 triệu USD" của cuối thời VNCH đệ nhứt để lại là "của Bảo Đại" để lại là một câu kỳ cục không có sách nào chứng đặng khi số tiền đó là công sức ,thành tựu phần lớn trong 9 năm của đệ nhứt VNCH
Nói vậy là phủ nhận công sức của đệ nhứt VNCH rồi ,phủ nhận tâm huyết của TT ngô Đình Diệm và bào nhiều người VN thời kỳ đó rồi
Thời kỳ đệ nhứt VNCH kinh tế ổn định nhứt trong lịch sử Miền Nam.
Comments
Post a Comment