Ngày Xuân
Ăn cơm mới
Nói chuyện cũ
Những năm đầu của bậc tiểu học khi đã đọc thông viết thạo hắn đã bắt đầu mê. truyện kiếm hiệp và dã sử như điếu đổ lúc nào cũng lè kè mấy quyển Hán Sở tranh hùng,Phong Thần, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc chí ,người đẹp Phiên Ngung thành, lửa cháy thành Tây đô, Thành Cát Tư Hãn , Anh hùng Xạ Điêu Hồng Lâu mộng , Lộc đỉnh ký . V..V....do có người chú là lính Bảo an chuyên sưu tầm sách truyện để đọc, mỗi khi đọc xong hắn thường phổ biến rộng để những đứa ham đọc cho nó mượn đọc để cùng nhau chia xẻ bàn tán tranh cãi nên có khi làm nhàu và dơ bị chú la rầy, bởi chú chưa lập gia đình nên đồ đạt tư trang của chú tất cả đều cất ở nhà cha mẹ hắn
Nhờ có chú mà hắn được học hành tới nơi nhưng chưa tới chốn
Đậu Toàn phần Tú tài xong hắn đành xếp bút nghiên lên đường đi theo tiếng gọi của non sông ,bỏ lại đằng sau bao ước mơ và hoài bão của tuổi hoa niên
Thời ông Ngô đình Diệm mới về chấp chánh từ một xã hội thực dân phong kiến,việc đầu tư cho giáo dục ở các vùng nông thôn còn hạn chế
Thường ở mỗi tỉnh lỵ có một trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp. Một trường nữ trung học Thất lục ngũ tứ,một trường nam tiểu học,thời ấy con gái được đi học là điều rất hiếm mỗi lớp có chừng chín hoặc mười trò nữ được xếp ngồi riêng biệt ở hai bàn đầu và lác đát có vài trường tư thục, tỉnh lỵ Hội an có thêm trường tư thục Diên Hồng và trường tiểu học Cẩm Hồ
Tới thời đệ nhị cọng hoà hệ thống giáo dục Công lập và tư thục mới phát triển rầm rộ
Còn ở quận lỵ thì có một trường trung học đệ nhất cấp tuy nhiên có quận có quận chưa có ,ở quận Duy xuyên mãi tới năm 1959 mới có trường trung học bán công Sào Nam và tới năm 1963 khi có đầy đủ các lớp thất lục ngũ tứ công lập mới được nha Trung học công nhận trường trung học công lập đệ nhứt cấp Duy xuyên
Ở mỗi xã có một trường tiểu học gồm sáu lớp nhứt nhì ba tư năm,riêng lớp nhì có hai lớp dành một lớp tuyển chọn học trò lớp ba từ các Hương trường ,sang lớp nhứt loại trừ những học trò học kém dồn lại còn một lớp , cũng như quận có xã có xã chưa, ở xã Xuyên Quang tới năm 1960 mới xây dựng được trường tiểu học
Ở mỗi ấp có một hương trường gồm ba lớp năm,tư ,ba, mỗi xã thường chỉ có ba hoặc bốn ấp ,sau nầy đổi tên thành trường ấp Tân sinh ,mỗi niên học vào đầu học kỳ nhà trường thu hai đồng bạc gọi là tiền nguyệt liễm
Xã Xuyên Mỹ lúc đó mới thành lập thị tứ Nam Phước dân tứ xứ đổ xô tới sanh cơ lập nghiệp khá đông nên hắn không chen vào được trường công,học xong lớp tư trường làng do nhà nho Nguyễn cang Biền được phép mở trường tư trong làng dạy chữ Quốc ngữ,dạy ghép từ vỡ lòng tới lớp tư
Tới lớp ba thì phải thi vào trường công nếu không đậu thì nghỉ học ở nhà
Do gia đình hắn còn nghèo nhà đông con ,cha mẹ hắn suốt ngày lam lũ nơi ruộng đồng nên không có thời gian để đi xin cho hắn nhập học
Chú hắn đang đóng quân ở quận Trà my phải xin phép thượng cấp lặn lội về quê nhà suốt gần một tuần lễ để lần lượt dẫn hắn tới các trường tiểu học ở các xã lân cận ,Xuyên Quang ,Xuyên Thái ,Xuyên Tân , Xuyên an, Xuyên Châu , trong vòng bán kính từ năm tới bảy cây số trở lại ,vừa sức đi bộ của một thằng bé con mười một tuổi học ngày hai buổi bốn bận đi ,về , xin nhập học nhưng đều bị từ chối bởi trường họ quá đông học trò,dân bản xã còn không có chỗ nói chi tới dân ngoại xã ,thừa trong nhà mới ra người ngoài
Cuối cùng tới Hương trường Tây Bình thuộc ấp ba xã Xuyên Quang do thầy Ân làm hiệu trưởng kiêm dạy lớp ba
Tuy lớp học rất đông học trò ,trên năm chục người mà quy định sư phạm mỗi lớp tối đa năm mươi em chia ra hai dãy mỗi dãy năm bàn ,mỗi bàn có năm chỗ với năm cái hộc bàn để sách vở cùng năm cái lỗ khoét ở đầu mép cho học trò để bình mực chấm viết
Nhờ chú quen biết với thầy Ân nên thầy.nhận cho hắn vào ,là học trò thứ 57 của lớp,thầy chỉ chỗ cho hắn ngồi ké ngoài bìa bàn cạnh anh Lê trung Thử lớn hơn hắn chừng bốn tuổi ,ở nông thôn phần đông trẻ con được đi học khá trể ,có đứa 12 tuổi mới vào lớp vỡ lòng
Mực thì hôm nay hắn đem bình mực theo để lên bàn cho hai đứa chấm chung , ngày khác anh Thử đem bình mực của ảnh theo,một sự thống nhứt sòng phẳng
Vở thì để chung dưới hộc bàn, học trò không học trong sách,họa hoằn lắm vài đứa con nhà khá giả mới mua được cuốn quốc văn toàn thư của Bùi văn Bảo hoặc cuốn toán pháp của Cao văn Thái nhưng chỉ để chia nhau coi cho biết chớ bài học được thầy giảng rõ ràng rồi thầy viết lên bảng để học trò chép lại về nhà học thuộc ,nhờ vậy học trò hiểu bài khá tốt và nhớ dai ,vở chỉ có hai cuốn , một làm vở học để chép các môn Tập đọc ,học thuộc lòng,ngữ vựng,hình học,số học, đo lường ,Việt sử ,địa lý, Đức dục, công dân giáo dục,khoa học thường thức,quan sát, vệ sinh
Vở tập để làm toán đố,tập làm văn,chính tả, tập viết ,tập vẽ ,thủ công, cứ dùng hết quyển nầy thì thay quyển khác
Mỗi năm ,học trò dùng không quá bốn cuốn vở 100 trang
Hắn được chú mua cho toàn vở Xích lô đắt tiền ,loại vở thượng hạng, ngày ấy không nghe ai dùng chữ hàng cao cấp
Chữ cao cấp chỉ để gọi các khoá tu nghiệp trong quân đội như
Khoá bộ binh trung cấp đào tạo sĩ quan đại đội trưởng trở lên,bộ binh cao cấp đào tạo các tiểu đoàn trưởng trở lên,Cao đẳng quốc phòng đào tạo các tư lịnh sư đoàn và sĩ quan trước khi chuyển về làm tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng
Anh Thử học hết lớp ba thì nghỉ học bởi không thi đậu vào lớp nhì trường công lập,trong lớp hắn có nhiều anh chị khá lớn tuổi do không đậu được vào lớp nhì nên phải ở lại học để sang năm thi tiếp ,có người phải học đúp tới năm thứ ba mới đậu được lớp nhì trường công, hắn có anh bạn lớn hơn hắn năm tuổi lúc hắn học vỡ lòng thì anh học lớp tư ,hắn lên lớp năm thì anh ở lại lớp tư ,hắn lên lớp tư thì anh lên lớp ba,hắn lên lớp ba thì anh ở lại học cùng lớp với hắn lên lớp nhì thì anh ở lại lớp ,trong năm năm bậc tiểu học anh ở lại học đúp ba năm tức là tám năm mới xong bậc tiểu học anh vừa tròn 17 tuổi thì vào lính ,các thầy cô hay chọc nói anh học kỷ để chờ các bạn lớp sau , do trường lớp hạn chế nên học trò được vô tư ở lại lớp ,còn anh Thử sau nầy anh đi lính làm trung đội trưởng Nghĩa quân,trung đội trưởng phải biết đọc bản đồ,xác định điểm đứng để chấm tọa độ ,với trình độ lớp ba thời ấy ai cũng có khả năng làm được
Chú hắn lúc nào cũng ưu ái hắn ,thường xuyên mua sắm áo quần mới cho anh em hắn vào mỗi dịp tết,mua cho hắn sách vở,cạc tắp da ,bút mực đầy đủ thuộc loại đắt tiền nhất vào thời ấy khi bắt đầu niên học mới và luôn quan tâm việc học hành của hắn nên trong lớp học nơi miền quê hắn là thằng học trò mang phong thái thái hơi hướng của giới trung lưu là nhờ có chú ,mọi người ai cũng nói có thằng cháu đích tôn của dòng họ nên luôn được chú ưu tiên
Hắn rất ngưởng mộ chú ,một người học ít nhưng hiểu nhiều biết rộng sống có nghĩa có tình có trách nhiệm với con cháu
Từ thơ ca đàn hát thể thao văn nghệ chú đều chơi được và rất điệu nghệ , đặc biệt chú có lối viết chữ rất đẹp,bay bướm,
Là một người tài hoa lỗi mệnh ,14 tuổi chú đậu bằng tiểu học
Pháp Việt vào năm 1949 thời Quốc gia Việt nam ,bà nội mất khi chú vừa tròn bảy ngày tuổi được các anh chị nuôi cho ăn học kiếm được năm ba chữ rồi phải tự thân lập thân ,hồi còn nhỏ chú đi chăn trâu cắt cỏ lớn lên chú ra thành phố làm phụ hồ thợ xây ,cu li ,bốc vát đủ ngón đủ nghề, hai mươi tuổi chú đi vào quân đội với mười tám năm phục vụ trong đơn vị tác chiến ,làm y tá trưởng của tiểu đoàn bộ binh cho tới ngày giải ngũ tập thể chú mới lên được thượng sĩ nhứt ,do xuất thân từ hàng binh sĩ nên việc lên lon rất chậm ngoại trừ thành phần xuất thân từ các trường sĩ quan với quy chế sĩ quan nên họ thăng tiến nhanh ,
Chú về lại nguyên quán sống cơ cực trong thân phận kẻ thất cơ
Chú Sáu ơi
Chú cháu ta cùng trải qua những tháng ngày lao đao khốn đốn đến cùng cực do mang trên người thân phận hai chữ ngụy quân nên cháu chẳng giúp được gì cho chú,kịp tới khi nhà nước mở cửa ,đời sống vật chất có phần khá hơn thì chú đã ra đi không về nữa
Lời trần tình trên đây như một sự tri ân muộn màng của đứa cháu bất hiếu
Cầu mong chú được thanh thản tiêu dao miền Vinh hiển
Quê nhà ngày mạnh xuân Tân Sửu
Hồng Quốc
Di ảnh của chú trên bia mộ
Comments
Post a Comment