HỌC THUYẾT TRUMAN
Dựa trên hiệu ứng Domino. Thuyết này do TT Mỹ Harry S. Truman "nghĩ" ra.
Bối cảnh ra đời
Sau khi thế chiến 2 kết thúc, thế giới chia lưỡng cực, Mỹ và Liên Xô mỗi nước đứng đầu 1 phe. Thường người Việt chỉ biết đến thuyết này do nó ảnh hưởng đến quyết định của Mỹ khi can thiệp vào VN kể từ khi viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Pháp - Việt 46-54 và hỗ trợ VNCH. Nhưng thực tế thuyết này có ảnh hưởng đến toàn cầu, đặc biệt là châu Âu, Trung Đông...Thuyết này là khởi đầu cho chủ nghĩa can thiệp Mỹ, mà VN hay gọi là đế quốc. Ngày xưa thì Mỹ can thiệp bằng quân sự, bây giờ là diễn biến hòa bình. Vẫn là sự phát triển từ học thuyết Truman này.
Sau khi thế chiến 2 kết thúc, các nước đồng minh phải rút khỏi Iran nhưng chỉ có Mỹ, Anh chấp thuận, LX vẫn đóng quân gây sức ép với Iran nhằm mục đích đòi quyền lợi về dầu mỏ. Anh rất tức giận vì trước đó Anh là nước đang có ảnh hưởng tại Iran nhưng lại rút quân trước. Churchill lên tiếng phản đối LX, Stalin cho là Anh muốn có chiến tranh. Cuối tháng 4-1946, mâu thuẫn mới được giải quyết bằng việc thành lập 1 liên doanh khai thác dầu mỏ Iran - LX. Ngày 9/5/1946 LX mới chịu rút quân khỏi Iran. Nhưng sự đối đầu giữa LX và phương Tây bắt đầu từ đó.
Trong chiến tranh thế giới, Đức chiếm Hy Lạp, vua George II của Hy lạp chạy trốn ra nước ngoài. Quân du kích CS do LX hậu thuẫn tiếp tục kháng chiến và chiếm lại được 2/3 đất nước. Nhưng sau đó phía đồng minh phương Tây hỗ trợ nên phía quân đội hoàng gia quay lại đánh nhau với quân CS. Stalin không muốn mâu thuẫn với Anh, Mỹ nên đề nghị phe CS nhượng bộ để phe hoàng gia quay lại nắm quyền. Một số người thuộc phe CS không chịu. Nội chiến nổ ra, LX ngầm hỗ trợ cho phe CS, đến tận năm 49. Nội chiến kiểu này chả khác gì ở Đông Dương, TQ, Indonesia, Triều Tiên. Vấn đề Triều Tiên và Indo, Malay mình sẽ viết sau, để thấy sự tương đồng và khác biệt với VN. Vấn đề Hy Lạp có nguyên nhân sâu xa từ thời đó nên vừa rồi Hy Lạp khủng hoảng kinh tế mà vẫn ăn vạ châu Âu được, vì EU sợ Hy lạp lại rơi vào vòng tay của Nga hay TQ.
Năm 1935-1945 Thổ Nhĩ Kỳ ký hiệp ước hữu nghị với LX, kết thúc thế chiến thì hiệp ước cũng kết thúc, LX không muốn gia hạn. Sau đó LX gây sức ép để Thổ phải chấp nhận cho LX đặt căn cứ quân sự và thay đổi chế độ tàu bè qua lại eo biển Đen. Thổ báo ngay cho Mỹ vấn đề này và Mỹ lo ngại LX sẽ tấn công Thổ. Mỹ quyết định phải đầu tư quốc phòng và kinh tế cho Thổ để Thổ hiện đại hóa quân sự và quyết định phải có căn cứ quân sự tại khu vực này. Đến tháng 5/1953 LX mới rút quân khỏi biên giới Thổ. Như vậy, căng thẳng Thổ - Nga sau vụ Thổ bắn rơi máy bay Nga là có mầm mống từ thời gian này. Và đây cũng là lý do tại sau Thổ lại có tiềm lực quân sự mạnh và cứng rắn với Nga như vậy.
Học thuyết Truman bắt đầu được thông qua thế nào?
Ngày 21/2/1947 Anh tuyên bố không thể viện trợ được cho Hy Lạp vì khó khăn tài chính. Nếu Anh không thể hỗ trợ thì quân CS sẽ giành chính quyền ở Hy Lạp. Nguy cơ làn sóng CS sẽ nhấn chìm cả Ý và Pháp, vì 2 nước này phong trào CS cũng mạnh. Thế là tháng 3/1945 Mỹ quyết định viện trợ 400 triệu đô cho Hy lạp và Thổ để ngăn chặn làn sóng CS. Tương tự thế, sau khi Mao thắng Tưởng vào năm 49, Truman cũng quyết định phải can thiệp vào VN để chặn làn sóng đỏ. Nội chiến Quốc Cộng bên Tàu ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của VNDCCH, mình sẽ viết sau.
Ngày 14/6/1948 thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết Vandenberg cho phép Mỹ dựa vào các luật định hợp hiến để tham gia vào các hiệp định khu vực cũng như tập thể xây dựng trên nguyên tắc lâu dài và hỗ trợ lẫn nhau trong những vấn đề liên quan đến an ninh QG. Thực hiện nghị quyết này có nghĩa là Mỹ hướng tới xây dựng các liên minh và đó là nguồn gốc của chủ nghĩa can thiệp Mỹ cho đến giờ.
Chủ nghĩa này dựa trên tư tưởng tinh thần của Mỹ, với tư cách là là nước đầu tiên trên thế giới dựa trên tư tưởng tự do, để thực thi sứ mệnh cao cả là bảo vệ tự do và dân chủ. Nước Mỹ sẵn sàng chấp nhận phí tổn để thực hiện sứ mệnh này nhằm biện minh cho sự cần thiết phải bảo vệ cho những tư tưởng của Mỹ, quyền lợi QG của Mỹ và nhân dân Mỹ.
Khi chúng ta biết học thuyết Truman là gì thì chúng ta mới có thể hiểu được động cơ để Mỹ can thiệp vào các nước khác bằng bạo lực hay hòa bình. Hiện nay mối đe dọa của CNCS không còn như xưa nữa nhưng Nga và TQ vẫn là những mối đe dọa cho sứ mệnh bảo vệ tự do và dân chủ của Mỹ. Vì thế nên Mỹ vẫn phải xoay trục về Đông và quan tâm đến VN.
1/6/2016
Comments
Post a Comment