PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FED ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG THỜI GIAN TỚI
Mình nghĩ nếu FED có tăng lãi suất trong đợt tới thì với lộ trình tapering và nhá hàng hàng về việc tăng lãi suất trước đó thị trường tài chính truyền thống sẽ không biến động nhiều. Thậm chí là thị trường đã tiêu hóa xong thông tin đó. Trừ khi FED tăng trên mức 0.25%. Còn với thị trường crypto thì phụ thuộc hoàn toàn vào MM (Market Maker). MM muốn lấy thông tin đó để dump hay pump theo ý họ đều được.
Còn về trường hợp nếu không tăng thì sao? Lý do không tăng là gì? Chắc chắn không phải là lý do "thuần kinh tế" nội tại của nước Mỹ. Ví dụ như dữ liệu việc làm tốt, nếu để ý kỹ thì nó không hẳn tốt như mọi người nghĩ. Đó không phải là số việc làm MỚI được tạo ra mà là việc làm CŨ chẳng qua do vấn đề về cúm Tàu nên người lao động họ ở nhà/buộc phải ở nhà, giờ họ quay trở lại làm việc.
Thêm nữa FED, về nguyên tắc, là hoạch định chính sách dài hạn nên dữ liệu từ 1, 2 đợt báo cáo sẽ không tác động nhiều đến quyết định của họ (The age of turbulence, cuốn hồi ký của Alan Greenspan, cựu chủ tịch FED trong suốt 20 năm, dưới 4 đời tổng thống nói rất chi tiết và rõ ràng cách thức FED vận hành).
Quay trở lại vấn đề tại sao không tăng lãi suất thì mình thấy có 2 vấn đề nổi cộm:
1. Lý do chính trị:
Theo mình hiện tại phe DC hoặc là chi phối được FED hoặc FED ngầm ủng hộ phe dân chủ. Cách nào đi chăng nữa thì việc tăng lãi suất cũng đi ngược với chính sách kinh tế mà chính quyền DC hiện tại đang theo đuổi với hàng loạt những gói chi tiêu khổng lồ đã thông qua cũng như đang đàm phán để thông qua.
Phe DC đang đánh cược lớn cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới với kế hoạch kinh tế của họ. Nếu cùng phe, FED sẽ không đi ngược lại kế hoạch đó.
2. Lý do Trung Quốc:
Trung Quốc thay vì tăng giờ họ lại giảm lãi suất. Điều này khiến cho chi phí vốn khi hoạt động tại thị trường Trung Quốc cạnh tranh hơn. Và nếu để ý kỹ hơn nữa ta sẽ thấy đây là kế hoạch xuyên suốt và cực kỳ nhất quán từ phía Trung cộng. Trước kia các công ty TQ thi nhau để được niêm yết trên sàn Mỹ nhưng giờ đây TQ đã siết việc này. Điển hình là không cho ANT IPO trên đất Mỹ và yêu cầu DiDi hủy niêm yết tại Mỹ.
TQ giờ đây họ tự tin để trở thành người dẫn dắt cuộc chơi chứ không muốn vai trò tay chơi nữa. Các công ty phương Tây muốn chia phần miếng bánh thị trường TQ thì phải niêm yết tại nơi mà TQ có thể kiểm soát. Hong Kong trước giờ vẫn được coi là cửa ngõ cho dòng vốn phương Tây chảy vào TQ. TQ biết rất rõ là các công ty phương Tây sẽ chịu nhiều "dị nghị" nếu họ niêm yết tại nội địa TQ. Vậy là họ chìa cành ô liu HK ra (nhưng đã âm thầm kiểm soát hoàn toàn HK). Win - Win. Theo thống kê cuối năm 2021, lượng vốn IPO trên thị trường HK tăng 50%.
Vậy nên nếu FED tăng lãi suất sẽ gián tiếp thúc đẩy dòng vốn chảy về TQ thay vì Mỹ.
Vậy nếu không tăng lãi suất thì đối phó sao với tình hình người dân đang sôi sục vì lạm phát? Chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà tình hình Ukraine được thổi bùng lên trong thời gian gần đây trên chính trường, truyền thông Mỹ đến nỗi tổng thống Ukraine phải lên tiếng rằng căng thẳng giữa Russia-Ukraine có hàng mấy chục năm rồi. Đó không phải là vấn đề gì mới mẻ và không ai hiểu rõ tình hình thực địa hơn ông và người dân Ukraine. Hẳn là ông này ý thức việc mình đang bị sử dụng như quân bài cho việc giải quyết vấn đề nội tại của nước Mỹ. Nếu không tỉnh táo Mỹ có thể thí tốt lôi Ukraine vào vũng lầy chiến tranh như bao nước khác đã từng bị.
CK Capital
Comments
Post a Comment