Skip to main content
Việt - Mỹ 

- Nhân sự kiện thủ tướng Phạm Minh Chính đi Mỹ, thì báo chí ồn ào , tôi xin điểm lại những nét chính trong quan hệ hai nước, do dạo này trí nhớ sút kém mong các bạn giúp bổ sung và bổ túc. 
-
Năm 1787, (Thomas Jefferson)( ảnh) khi ấy là đại sứ Mỹ tại Pháp, tiếp cận Hoàng tử Cảnh để thu thập các giống lúa Việt Nam, tìm cách gieo trồng ở Carolina.

Ông cũng là một trong các thái tổ của Mỹ .

- Hiện nay ở Mỹ lúa được trồng chủ yếu tại 6 bang: 

Arkansas, Lousiana, California, Texas, Mississppi và Missouri, trong đó Arkansas có diện tích lúa lớn nhất (43%). 

Bang California có năng suất lúa cao nhất, bình quân 9 tấn/hecta.


Ngày 21 tháng 5 năm 1803, thuyền trưởng tàu Fame là Jeremiah Briggs cập bến Turon [Đà Nẵng] để xin vua Gia Long cho thông thương.

- Vào thời điểm này triều đình vua Gia Long có hai xu hướng là , phái thân Hoàng Tử Cảnh , còn lại là nhóm ủng hộ vua Minh Mạng là Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh và Ngô Nhơn Tịnh. 

-Gọi nhóm này là phái Thanh Nho.

Ngày nay, nếu thay giao điều Thanh Nho bằng giáo điều Cộng sản, thì tình trạng Việt Nam gần như tương tự.

-Ba ngưòi nầy là học trò xuất sắc của một nhà thâm nho gốc Minh Hương là Võ Trường Toản và cả ba được người đương thời gọi là Gia Định Tam Hùng. 

-Đồng thời cũng được coi là nhóm thân Trung Quốc trong nội các Minh Mạng. Cũng là khởi nguyên cho xu hướng thân nhà Thanh , bài phương Tây của vua Minh Mạng.

- Ba người này giữ các chức vụ quan trọng trong nội các Minh Mạng lúc đó.

- Trịnh Hoài Đức lúc đó là thượng thư (bộ trưởng) , bộ hình và tổng quản  quốc sử quán . 

-Được phong thái phó để làm thầy cho thái tử Đảm. 
-Về sau ông này bài phương Tây khi lên ngôi đó ảnh hưởng từ Trịnh Hoài Đức?

- Lê Quang Ðịnh được làm Binh Bộ thượng thư, tương đương với bộ trưởng quốc phòng ngày nay. Về sau Đảng CSTQ  tìm cách ảnh hưởng vào vị trí bộ trưởng quốc phòng Việt Nam cũng là đi theo lối cũ .

-Ngày nay Việt Nam có 2 bộ trưởng quốc phòng là để âm bằng ảnh hưởng lẫn nhau , tránh đi bài học cũ này .

Ngày 7 tháng 6 năm 1817, trung tá hải quân John White( ảnh)của đội tàu Franklin cập bến Vũng Tàu.

- Sau đó đoàn này cũng ghé Sài Gòn , về viêc này ông cũng ghi vào Hồi ký của ông,  được "Hội Hàng hải Đông Ấn" cất vào kho lưu trữ của hội.Ông cũng thân với Lê Văn Duyệt .

- Về sau Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành là đầu lĩnh của phái thân Tây và bị Minh Mạng thanh trừng .

- Có thể thấy đường lối thân Mỹ của Việt Nam có từ lâu đời , từ việc mua lúa , giao lưu quân sự rồi tranh giành ảnh hưởng Mỹ Trung , dẫn đến thanh trừng nội bộ của Việt Nam .

-Ngày 3 tháng 7 năm 1831, John Shillaber đại sứ Hoa Kỳ tại Batavia, gửi báo cáo thương mại ở Việt Nam về Bộ ngoại giao  Mỹ . 
-

Ngày 27 tháng 1 năm 1832, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Edward Livingston cử đặc sứ Edmund Roberts mang theo quốc thư của tổng thống Andrew Jackson đến Việt Nam để thương thuyết thiết lập thương mại.

Tháng 1 năm 1833, phái bộ do Edmund Roberts dẫn đầu đến Việt Nam đàm phán về việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nhưng thất bại.

-Ngày 14 tháng 5 năm 1836, Edmund Roberts lần thứ hai ghé Đà Nẵng để thương thuyết nhưng bệnh nặng và qua đời.

Ngày 10 tháng 5 năm 1845, thuyền trưởng John Percival của tàu Constitution (thường gọi là Old Ironsides) cập bến Đà Nẵng. Tàu này xảy ra xung đột với chính quyền Việt Nam khi cố gắng giải cứu một cha sứ người Pháp

Ngày 25 tháng 2 năm 1850, Joseph Balestier, đại sứ Hoa Kỳ tại Siangapore và kiêm nhiệm đặc sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ghé Đà Nẵng để xử lý vụ việc của John Percival trước đó, đồng thời thiết lập thương mại.

Ngày 6 tháng 9 năm 1870, bộ ngoại giao Mỹ bác bỏ ý kiến lập sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.

Tháng 7 năm 1873, Bùi Viện được vua Tự Đức cử sang Mỹ như một "đại sứ đặc mệnh toàn quyền" nhờ giúp chống Pháp. Tổng thống Ulysses Grant sau đó từ chối.

Ngày 10 tháng 3 năm 1889, Aimée Fonsales được bổ nhiệm làm tham tán thương mại Hoa Kỳ tại Sài Gòn.[2]
Ngày 19 tháng 6 năm 1919: Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam cho tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhưng không được phúc đáp.

-Tháng 7 năm 1969, Tổng thống Richard Nixon thăm Việt Nam Cộng hòa, gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Từ 1977 đến 1978: Việt Nam và Mỹ mở đàm phán bình thường hóa quan hệ nhưng không thành khi Việt Nam đòi một ngân khoản bồi thường cho cuộc chiến. Bên Hoa Kỳ bác bỏ điểm đó khiến cuộc thương lượng đi vào bế tắc.

Ngày 2 tháng 7 năm 1993: Mỹ tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay trả nợ tổ chức tài chính quốc tế.

Ngày 3 tháng 2 năm 1994: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước. 

Ngày 11 tháng 7 năm 1995: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Tháng 8 năm 1995: Việt Nam và Mỹ khai trương đại sứ quán tại Washington D.C. và Hà Nội, ký thỏa thuận về xử lý nợ của chính quyền Sài Gòn cũ với Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.

Từ 22 tháng 10 đến 25 tháng 10 năm 1995: Đại tướng Lê Đức Anh Chủ tịch nước Việt Nam và phu nhân gặp chính thức với Tổng thống Bill Clinton và và phu nhân tại Thành phố New York trong dịp đến Mỹ tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc. Đại tướng Lê Đức Anh là nguyên thủ nước Việt Nam thống nhất đầu tiên đặt chân đến Mỹ

-Ngày 27 tháng 6 năm 1997: Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thăm Việt Nam và ký hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm.

-Ngày 12 tháng 5 năm 1997: Việt Nam và Mỹ trao đổi đại sứ lần đầu tiên sau chiến tranh.

-Ngày 11 tháng 3 năm 1998: Tổng thống Bill Clinton lần đầu tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.

-Từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1998: Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên sau chiến tranh đến thăm chính thức Mỹ.

Ngày 2 tháng 6 năm 2000: Tổng thống Bill Clinton tiếp tục tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.

-Ngày 14 tháng 7 năm 2000: Tại Washington D.C., đại diện hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương sau nhiều vòng đàm phán.

-Ngày 6 tháng 9 năm 2000: Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương gặp chính thức với Tổng thống Bill Clinton tại Thành phố New York trong dịp tham dự hội nghị Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và chính thức mời tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam.

-Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 11 năm 2000: Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.
-Ngày 4 tháng 10 năm 2001: Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

-Ngày 17 tháng 10 năm 2001: Tổng thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
Ngày 19-25 tháng 6 năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ.Tổng thống George W.Bush cũng cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và nhận lời mời thăm Việt Nam năm 2006.

-Ngày 17-20 tháng 11 năm 2006: Tổng thống George W.Bush đến Việt Nam tham dự APEC.

-Ngày 18-23 tháng 11 năm 2007:Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ George W. Bush và Phu nhân, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân đi thăm chính thức Hợp chủng quốc Mỹ.

-Đây cũng là năm mà tôi và nhiều bạn tù chính trị khác được thả , cũng như một dấu mốc để tỏ thiện chí với Mỹ của ĐCSVN.

-Ngày 22-26 tháng 6 năm 2008: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Mỹ. Tổng thống George W.Bush tuyên bố ủng hộ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Từ 25-27/7/2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sang thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Tổng thống Obama. 

-Trong chuyến thăm này, 2 nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Mỹ lên đối tác toàn diện.

-Từ ngày 7-7-2015 đến ngày 11-7-2015 diễn ra chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama,nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ và 40 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam. 

-Đây cũng là chuyến công du chính thức đầu tiên tới Washington của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Vào thời điểm này Việt Nam diễn ra Đại Hội 13 , giới quan sát cho là ông Obama bán đứng ông Nguyễn Tấn Dũng.

-Ngày 23/5/2016 Tổng thống Barack Obama tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam trong cuộc Hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang mở ra mối quan hệ tốt đẹp và ấm dần lên giữa hai nước từng là cựu thù.

-Sau việc này ông Trần Đại Quang đặt Việt Nam vào " vòng ảnh hưởng" của NATO, đây cũng  là một trong các lý do " chết vì bệnh" của ông .

Ngày 29 - 31/5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngày 11 - 12.11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm cấp nhà nước tới Việt Nam - là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong năm đầu nhiệm kỳ.

Ngày 26 - 28/2/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump có chuyến thăm (không chính thức) tới Việt Nam để tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Triều lần 2.

Kết luận :

- Có thể thấy quan hệ Việt Mỹ có từ lâu đời về chính trị, quân sự .

Hiện nay trọng tâm là chiến lược Indo Pacific, tuy nhiên Mỹ đang thất thế khi TQ ký hiệp ước với quần đảo Solomon nhằm làm gây rối cho chiến thuật AKUS của Mỹ.

Comments

Popular posts from this blog

Bài viết của Thích Đu Đỉnh

Xin chào anh chị em CK. Lâu rồi em chưa bốc phét, chém gió với mọi người. Tuy em off khá là lâu, nhưng em rất vui vì có rất nhiều anh chị em, cả sếp T.A inb hỏi thăm, cảm ơn tất cả tình cảm của mọi người dành cho em, nay em lại ngoi lên 1 chút để chia sẻ với mọi người 1 số quan điểm sau cuộc họp FOMC vừa qua, cũng có thể liên quan đến 1 số dữ liệu trước đó nữa. Bài viết này em nghĩ sẽ khá là dài, hi vọng mọi người sẽ đọc hết bài viết này vì nó rất có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của mọi người trong những tháng cuối năm 2024 và thậm chí, sẽ kéo dài qua tới năm 2025.... Rốt cuộc sau 4 năm thì Fed mới cắt giảm lãi suất, rất nhiều chuyên gia Phố Wall, các thống đốc Fed đã nghỉ hưu, các thành viên FOMC cũng lên tiếng về việc này và thậm chí cả cựu chủ tịch Fed xưa cũ đều đưa ra thông điệp là Fed nên cắt 0.25% là tốt cho thị trường. Ở các cuộc họp FOMC trước đây, Fed luôn điều hướng thị trường bằng việc cho chúng ta thấy được gần như chắc chắn Fed sẽ cắt hoặc tăng lãi suất lên bao nhi...

CUỘC ÁM SÁT HOÀNG GIA

Tư liệu lịch sử. Bài khá dài, bạn đừng đọc nếu không chịu được chuyện chém giết dã man. ... Gần 1 năm sau CM10 Nga, đặc vụ Cheka (tiền thân của NKVD và KGB sau này) đã hạ sát vợ chồng Sa hoàng cùng 5 con, người nhỏ tuổi nhất là hoàng tử Alexei 14 tuổi vốn mắc chứng bệnh không đông máu. Cùng bị giết là 4 người thân cận của họ. Sau những cuộc điều tra công phu và dựa vào cả hồi ức của một số sát nhân, toàn cảnh vụ ám sát gia đình Sa hoàng đã được dựng lại. Xin đưa lại như tài liệu tham khảo cho các bạn nào quan tâm lịch sử. . 1. Ngày 14/7/1918, Yakov Yurovsky chỉ huy trưởng Cheka tại nhà giam Ipatiev thuộc tỉnh Yekaterinburg đã có trên tay kế hoạch cuối cùng cho cuộc hành quyết gia đình Sa hoàng và thủ tiêu tang chứng, với sự tham gia của Piotr Ermakov, chính ủy tiểu đoàn công nhân tình nguyện Verkh-Isetsk khét tiếng. Ngày 16/7, lãnh đạo Soviet Ural Goloschyokin và Safarov gửi mật điện lên Moskva lúc 6 giờ chiều, và Yurovsky kể lại y nhận được mật điện chuẩn y vụ hành quyết lúc 7 giờ tố...

PI IS NOT FREE MONEY

Đôi lời gởi tới các bạn Pioneers, Vốn dĩ mình đã ở ẩn từ lâu từ sau vụ PNG , Trang Trại Pi Nodes , CVG 314k vừa ngu vừa ngáo quá thắng thế thành công tẩy não cộng đồng Pioneers và khiến cộng đồng luôn mang tư duy Pi lên sàn phải có giá cao để bán ( xả ) Pi để lấy tiền tiêu nên kể từ đó đến giờ 2 năm mình chọn ở ẩn và chẳng quan tâm tới các cộng đồng ngáo đá nữa . Nay có một thằng em FB hỏi thăm về Pi và mang hy vọng Pi có trong danh sách Quỹ Dự Trữ Chiến Lược Kỹ Thuật Số ( Strategic Crypto Reserver - SCR ) của Tổng Thống Trump ngày 7 tháng 3 sắp tới nên mình có đôi đều phải nói rõ cho các bạn hiểu . Thứ nhất : Quỹ Dự Trữ Chiến Lược Kỹ Thuật Số là sáng kiến mang lại cho Dân Mỹ , giúp trả nợ công và đặt nước Mỹ là trên hết , nên các bạn đừng có mơ tưởng hay tư tưởng ăn bám vào tiền thuế của dân Mỹ như nhóm PNG , CVG . Nước Mỹ bây giờ không còn như ngày xưa luôn lo chuyện bao đồng rồi nhận lại là sự phản bội của các nước được nước Mỹ giúp . Nước Mỹ bây giờ là nước Mỹ của DÂN MỸ ! Pi Netw...