Skip to main content

2. SÓNG GIÓ THÁI BÌNH DƯƠNG

Chương Một :

                              

                                           NGUỒN CỘI CHIẾN TRANH

                                  Chiều tàn đông cuối tháng 2 năm 1936 . Thủ đô Đông Kinh nằm im lìm dưới bầu không gian u ám . Mây xám màu chì dệt thành một dãi thê lương pha trong màng sương chiều buốt giá . Trong màu âm u khác thường ấy như báo trước một điềm chẳng lành sắp đổ xuống cho cả một dân tộc nơi đảo quốc xa xôi này .

  Tuyết trắng mênh mông phủ đầy cả một kinh đô hoa lệ . Nhưng theo dự báo của nha khí tượng thì thời tiết sẽ còn tệ hơn nữa trong những ngày sắp tới . Đã ba ngày đêm tuyết rơi không ngừng , đường phố bị vùi chôn hơn nửa mét . Một lượng tuyết đáng ngại ấy đã vượt xa con số kỷ lục hàng năm thập niên qua . Nó gây tắt nghẽn giao thông trong thành phố cũng như xa lộ . Hí viện , nhà trường , rạp ciné vô tình trở thành những nhà trọ tạm thời cho khách lỡ đường trú tạm qua đêm .

  Mặt dù bị vùi sâu trong biển tuyết trắng mênh mông nhưng Đông Kinh hoa lệ vẫn tỏa sáng nét tân kỳ không khác gì một thành phố Âu Tây ngay trong vòm trời Đông Á .

  Là một quốc gia trên đà tiến bộ , Nhật Bản đã không ngừng canh tân cải tiến , Tây phương hóa kỷ nghệ cũng như trong nề nếp sinh hoạt . Họ không ngần ngại khi loại bỏ những hủ lậu phong kiến , những thói quen nghìn đời đã ăn sâu vào lòng dân tộc để khai hóa và tiếp nhận những văn minh mới mẽ từ khắp năm châu . Và rõ ràng Nhật Bản đã vượt qua những nan giải ban đầu để vươn lên hàng cường quốc với những văn minh hiện đại nhất Á châu vào thời điểm này .

  Tọa lạc ngay bên cạnh Hoàng thành cổ kính với những mái ngói truyền thống rêu phong là một biệt thự bê-tông bốn tầng . Nơi ấy chính là Tổng Bộ Nội Vụ của Hoàng Cung , nơi quản lý mọi giao dịch trong cung điện và cũng là văn phòng làm việc của Nhật Hoàng Hirohito .

  Phía bên ngoài hoàng thành , sau những lũy hào sâu và bốn bức tường thành bằng cổ thạch kiên cố là một lô kiến trúc tân tạo được pha lẫn khéo léo hài hoà giữa kim và cổ , Đông và Tây . Từ hí viện Imperial , cao ốc Dai Ichi , thoáng trông khách du lịch có thể lầm lẫn rằng mình đang đứng giữa khu Skyline tận Chicago , Mỹ quốc .

  Trong khi chỉ vài căn phố cách đấy không xa lắm , trong một khu chật hẹp nằm bên những con đường gồ ghề sỏi đá , cả một dãy nhà dành cho kỹ nữ Geisha , gian hàng Sushi , Kimono . Vài căn nhà nhỏ xiêu vẹo bày bán tạp hóa . Những lồng đèn đủ màu sắc rực rỡ , những tấm sáo sặc sở lung linh trong gió chiều . Chính ở nơi đó người ta mới có thể tìm thấy được một chút gì xôn xao nhộn nhịp của buổi hoàng hôn trong lòng đô thị giữa những ngày đông mây mù tuyết phủ .

  Cách cung điện không xa , trên ngọn đồi không cao lắm , một dinh thự đồ sộ đang trong thời kỳ xây dựng . Đó là tòa biệt thự dành cho Quốc Hội . Nó được xây bằng đá quí chuyễn đến từ Okinawa và kiến trúc theo mô hinh kiểu Ai-cập . Phía sau tòa nhà quốc hội là những vi-la lộng lẫy , nơi dành riêng cho những gia đình của nhân viên đầu não trong chính phủ . Đồ sộ nhất là tư dinh của thủ tướng đương nhiệm . Ở đây người ta mới khám phá ra một lối thiết kế đặc biệt chỉ riêng cho thủ tướng Nhật . Đó là một ngôi vi-la song lập , nghĩa là một nửa dùng để giao dịch tiếp xúc với ngoại quốc nên được bày trí theo khuôn mẫu cùa Frank Lioyd Wright , phần còn lại dùng để ở nên thuần túy với giấy mỏng làm tường , nền ván và cửa kéo .

  Sự bình lặng trong lòng thủ đô xứ hoa anh đào hiện tại chỉ có thể kéo dài thêm một khoảng thời gian ngắn nữa thôi . Nó như lớp vỏ mỏng che đậy bên ngoài một cơn bão ngầm đang sôi sục . Và một khi nó vỡ tung ra thì phong ba sẽ tràn ra quấy động những đường phố đang ngủ yên trong lòng tuyết trắng .

  Cách khuôn viên hoàng thành không xa , một doanh trại dã chiến được thành lập vội vã . Đó là đại bản doanh của sư đoàn một Lục Quân Nhật , họ được đặt trong tình trạng báo động để sẳn sàng ứng chiến một khi bạo động bùng nổ . Vì theo lời tiết lộ của một vị đại tá trong Bộ Chiến Tranh (tiền thân của Bộ Quốc Phòng)  thì có thể xảy ra một cuộc binh biến rất gần . Căn cứ theo tin tình báo thu thập thì có một nhóm cấp tiến đang âm mưu ám sát những cố vấn tối cao của Thiên Hoàng ngay trong ngày hôm ấy . Mạng lưới an ninh được tung ra bố trí chung quanh những khu công cộng quan trọng và tư dinh của các yếu nhân trong chính phủ . Những kẻ được cho là “đáng tình nghi” bị giám sát tối đa . Phủ thủ tướng cũng được gia cố các cửa ra vào cũng như lấp thêm hệ thống báo động điện tử nối liền với tổng nha cảnh sát đô thành . Hy vọng họ có thể đáp ứng kịp thời dù là tình huống xấu nhất .

  Nhưng ngành cảnh sát và quân cảnh thì ngược lại . Lệnh trên đưa xuống thì bắt buộc họ phải thi hành , nhưng thi hành một cách miễn cưỡng . Bởi vì theo họ nghĩ thì nhóm phiến loạn cấp tiến ấy nhân sự có là bao , họ sẽ làm được gì và động cơ nào thúc đẩy họ đi vào con đường bạo loạn ? Rồi bây giờ , một ngày êm ả sắp trôi qua . Chính những người mang trọng trách bảo vệ cũng đang nghi ngờ sự chính xác của nguồn tin tình báo ấy .

  Có một điều kỳ lạ là những nhân viên an ninh này dường như rất bằng lòng , hay thậm chí là thõa mãn khi biết rằng nội loạn sẽ tràn lan .

  Trở về một thời gian không xa xôi lắm , khi tinh thần chống đối chính phủ như ngọn triều dâng tràn vào trong mọi tầng lớp xã hội . Thậm chí trong những đơn vị ưu tú nhất của quốc gia cũng không ngoại lệ , họ vùng lên và không ngần ngại khi tấn công luôn cả vệ binh của Thiên Hoàng . Sự bất chấp ngông cuồng ấy dĩ nhiên đã làm thượng cấp nỗi giận , kết quả là toàn bộ đơn vị bị giáng cấp và thuyên chuyển ra chốn đầu sóng ngọn gió Mãn Châu Lục chỉ trong ba ngày sau khi nổi loạn . Nhóm binh sĩ bị kỷ luật này càng lộng hành hơn khi họ công khai xúc phạm thượng cấp . Chẳng cần giấu giếm , không nệ quân kỷ , nhảy múa ngay khi thao diễn và tiểu tiện đầy cà bàn doanh của tổng nha cảnh sát đô thành . Một nghìn bốn trăm người vừa là sĩ quan vừa là binh lính điên cuồng này quyết làm một cuộc nỗi dậy cho thỏa lòng . Vừa tờ mờ sáng , sáu địa điểm trong lòng thủ đô đồng loạt bị tấn công . Sáu mục tiêu này là những tư gia của nhân viên đầu não trong chính phủ cũng như sĩ quan cao cấp ngành cảnh sát .

  Đó là những việc đã xảy ra trong thời gian qua . Bây giờ xin trở lại tình hình Đông Kinh lúc bấy giờ . Trong khi giới lãnh đạo đang điên đầu với những âm mưu tạo loạn thì hình như trong sinh hoạt hàng ngày tại thủ đô vẫn không có gì thay đổi , người lắm tiền nhiều của vẫn ung dung đi tìm hưởng thụ . Giới trẻ bình yên với những thú vui trong lòng đô thị . Hàng quán , phòng trà , bar rượu , khu giải trí đầy ấp những khách mua vui . Tuổi trẻ tại Đông Kinh , đại đa số đã tiêm nhiễm lối sống cuồng vội cởi mở du nhập vào từ phương Tây hàng trăm năm trước . Đất thần tiên với đèn neon mờ ảo , rạp cine phim Mỹ và Âu Tây , vũ trường , tiệm thời trang là những nơi thu hút giới trẻ về đêm  . Không xa lắm chốn ồn ào náo nhiệt ấy là khu Akasaka , nơi mà áo kimono rất phổ biến cho nam lẫn nữ . Không hẳn là giới trẻ háo động tìm vui , người có tuổi cũng hòa mình theo nhịp sống văn minh tiến bộ , nhưng dù sao cũng chừng mực hơn . Với họ , chỉ cần tìm những nơi yên tỉnh thích nghi với tuổi tác để tìm thú vị trong hương trà men rượu . Hình bóng một kỷ nữ Geisha trang điểm theo lối ca kỷ , kín đáo trong trang phục sặc sở cổ truyền , ngồi trên xa kéo rong nhẹ trên con đường gió lộng hiu hiu đong đưa cành liễu , đấy mới là một bức tranh sống động , một hình ảnh tuyệt vời trong lòng khách mộ điệu .

  Để hiểu rõ hơn về nội tình và sự căng thẳng chính trị  tại Đông Kinh lúc bấy giờ , ta nên biết rằng nhóm người chuẩn bị nổi loạn lần này chắc chắn không đơn giản như những quân nhân bất tuân kỷ luật trước đó , họ nổi dậy vì do sự bất mãn thượng cấp , động cơ thúc đẩy họ làm loạn không ngoài những ích kỷ cá nhân . Với nhóm người lần này , mục tiêu của họ là đòi lại công bằng cho xã hội . Để đạt mục đích , họ không ngại đi theo chủ trương bạo lực bằng cách tổ chức ám sát một vài nhân vật đầu não trong chính phủ . Theo truyền thống Nhật Bản thì hành động đó là một trọng tội được hợp thức hóa bởi pháp luật , và người Nhật mệnh danh cho hành động ấy là “gekokujo” (bất tuân pháp lệnh) . Từ ngữ này được khai sinh từ thế kỷ 15 , thuở nước Nhật bị loạn “sotgun” chia năm xẻ bảy từng địa phận với từng lãnh chúa , họ coi quân lệnh của tướng quân như trò đùa , ngược lại những vị tướng quân thì khinh mạng chiếu chỉ của triều đình .

  Sau chiến tranh thế giới lần thứ 1 , chế độ quân chủ ở châu Âu lần lượt sụp đổ . Các ngọn triều dân chủ , xã hội và cộng sản đã ảnh hưởng mạnh đến giới trẻ Nhật . Thế là họ cùng nhau hô hào đòi thay đổi . Đảng phái chính trị nhen nhúm thành hình . Năm 1924 , đạo luật bầu cử ra đời để mọi lứa tuổi trưởng thành có thể thực thi quyền công dân . Nhưng rồi mọi việc lại xảy ra quá nhanh . Phần đông giới lãnh đạo coi chính trị như một trò giải trí hoặc tệ hơn nữa là một phương tiện làm giàu nhanh nhất . Chỉ một khoảng thời gian ngắn , hàng tá vụ bê bối bị mang ra ánh sáng . Điển hình là vụ “đường hỏa xa” , vụ án “Cao-ly” , “matsushima” …. Những tội danh đút lót và nhận hối lộ bị mang ra bàn cãi như một đám du thủ du thực ngay trong lòng tòa nhà quốc hội .

  Sự gia tăng dân số đáng kể cũng gây rắc rối cho chính quyền không ít . Kinh tế quốc gia không thể nào cưu mang nổi với tỷ lệ non một triệu gia tăng cho mỗi năm . Hiệp hội bảo vệ giá cả sản xuất ra đời để lại hậu quả là nông dân nghèo càng nghèo thêm và nạn đói đang đe dọa đó đây . Đó là một thảm trạng tệ hại nhất trong lịch sử nước Nhật . Hàng trăm nghìn công nhân thợ thuyền tại các nhà máy trong thành phố bị sa thải . Công ăn việc làm híếm hoi , thất nghiệp lan tràn . Xã hội lâm vào tình trạng xáo trộn mất trật tự . Nội bộ đảng và nghiệp đoàn sinh ra mâu thuẫn , một làn sóng cánh tả hình từ đó .

  Để hiểu rõ thêm về hiện tình đất nước Nhật bản , người viết xin đưa các bạn đi ngược trở về những năm dài trước đó , trước khi chiến tranh xảy ra để chúng ta hiểu thêm chút ít mầm móng , nguyên nhân của cuộc chiến ác liệt khiến cho hàng triệu sinh linh bị chôn vùi trong khói lửa chiến tranh và bao nhiêu triệu người còn sống sót phải chịu cảnh con lìa cha , vợ thiếu chồng mẹ cha già khóc thương con trẻ . 

  Ngay trong thời bất ổn loạn lạc của xã hội , chính trường lại xuất hiện một nhân vật sáng giá , Ikki Kita một lãnh tụ cách mạng xuất thân từ một học giả dân tộc cực đoan . Ông đứng lên hô hào quần chúng chung lòng chống lại áp bức . Với nội dung cải tổ “Kế hoạch tái xây dựng tổng thể Nhật Bản” của ông đã bị những nhân vật cấp tiến cũng như lớp cận thần tôn sùng Thiên Hoàng phản bác dữ dội , nhưng nó lại lôi cuốn tầng lớp nghèo nàn bị áp bức của tham quyền nên mong mỏi có một cuộc đổi thay . Trong truyền đơn của Kita có câu “Dân tộc Nhật đang ngã theo một chiều hướng băng hoại của phương Tây …..Thương gia , viên chức , quân nhân đang đấu tranh chống lại những bất công phi lý của sức mạnh triều đình….”

  “Bảy trăm triệu người ở lục địa Trung Hoa và Ấn Độ , nếu không có sự bảo vệ và hướng dẫn của chúng ta thì họ không bao giờ giành được nền độc lập ! Lịch sử Đông và Tây đã chứng minh hùng hồn rằng sau một kỷ nguyên nội chiến tất nhiên đất nước sẽ đi đến thống nhất hoàn toàn . Muốn tiến đến một thế giới hòa bình , chỉ có một con đường duy nhất là phát động chiến tranh ngay từ bây giờ . Chiến tranh chấm dứt , đương nhiên một nền hòa bình thật sự sẽ đến với thế giới của chúng ta . Vì vậy chiến tranh mới là hạnh phúc cho nhân loại . Tiên hạ thủ vi cường , chúng ta nên ra tay sớm hơn . Trước là tấn công chiếm lấy những quốc gia hùng mạnh nhất , những nước nhược tiểu còn lại sẽ bị chi phối hoàn toàn !” .

  Ông kêu gọi “Phá bỏ những chướng ngại giữa quốc dân và Thiên Hoàng” . Có nghĩa là giải tán Quốc Hội và Nội các chính phủ . Biểu quyết của ông là nên hạn chế chủ quyền của người cầm đầu trong gia đình và không một ai được phép tích lũy hơn một triệu Yen (500.000 Yen vào thời điểm này) . Quốc hữu hóa những khu kỷ nghệ quan trọng , củng cố chế độ độc tài . Phụ nữ cũng bị hạn chế công việc , tại tư gia “Cắm hoa , pha trà là nuôi dưỡng nghệ thuật của tiền nhân” !

  Cũng không ngạc nhiên lắm khi lời kêu gọi của Kita đã lôi cuốn được hàng triệu người . Giới trẻ duy tân , họ đã ghê tởm sự thối nát và nạn bè phái trong guồng máy chính quyền cùng sự bốc lột tận xương tủy của các cơ xưởng hoặc chốn thương trường . Với họ , sự nghèo đói đã nô dịch hóa cuộc đời của mình , viễn ảnh tương lai là những gì cao xa đã ngoài tầm tay của phận dân đen khốn khổ . Lời kêu gọi của Kita đến với họ thật đúng lúc , như một kẻ sắp chết gặp được một liều thuốc hồi sinh . Vâng , họ có thể vùng lên chống lại bạo quyền như bên châu Âu , như những người cộng sản đã thành công . Quyết phá nát mưu đồ chi phối trời Đông trong tay người Tây phương mà giành lại tự do cho bản xứ để cùng nhau chung sức nâng quốc gia Nhật Bản lên địa vị hùng cường với mưu đồ chế ngự cả năm châu !

  Ở phương Tây , trong hạn tuổi thanh niên nếu có chân trong các đoàn thể hoặc đảng phái đều không phải thi hành quân dịch . Nhưng ở Nhật , hầu hết thanh niên đều phải tham gia quân đội trong một hạn tuổi quy định . Một khi bước vào con đường binh nghiệp , đời sống quân ngũ và tình chiến hữu thắm thiết giúp cho các chàng trai hiểu rõ hơn về những cảnh đời cùng túng của các bạn đồng trang . Những lá thư kể lể thở than từ những gia đình khốn khổ , vì sự bắt buột tòng quân của những con em trong gia đình nên cả nhà lâm vào tình trạng ruộng hoang vườn trống , thiếu trước hụt sau bên bờ đói khổ . Những chàng lính trẻ này đâm ra chán nản , bất mãn chính quyền . Họ âm thầm tham gia những tổ chức bí mật . Những hoạt động ngầm chống chính phủ thời bấy giờ mọc lên như nấm , mỗi địa bàn có một thũ lĩnh và tên gọi riêng tùy theo chí hướng đấu tranh mà hoạt động nhưng đại đa số đều còn yếu ớt chờ thời cơ . Có những ban hội tổ chức hoạt động mạnh như : Tenkento với chủ trương bạo lực nên họ chuyên môn về khủng bố ám sát , Sakurakai (cherry) thì ôn hòa hơn với đường hướng đấu tranh đòi hỏi sự mở rộng lãnh thổ cũng như cải tổ guồng máy chính quyền .

  Đến năm 1926 thì sự khích động toàn quốc dâng lên tột đỉnh vì Nhật Bản đang đương đầu với thiên tai (nạn động đất kinh khủng năm 1926) và cơn khủng hoảng  kinh tế trầm trọng . Những tổ chức chính trị bùng lên tranh đấu hăng say khiến người dân đen cùng khổ đã nghèo càng thêm thối chí . Có hai nhân vật đặc biệt điển hình đã mang cả guồng máy quân sự vào chính trường , đó là trung tá Kanji Ishihara và đại tá Seishiro Itagaki . Trung tá Kanji , một mẫu người khôn ngoan , nói năng hoạt bát dễ lôi cuốn đám đông và cũng là một sĩ quan năng nỗ đầy mưu mô . Còn vị đại tá Itagaki thì thâm trầm điềm tĩnh , đầy phong độ của một người chỉ huy . Hai nhân vật nầy hợp lại quả là một cặp lợi hại . Họ cùng là sĩ quan chỉ huy thuộc đơn vị Quang Đông . Quang Đông nguyên là một biệt đội độc lập với nhiệm vụ bảo vệ vùng đất Mãn châu từ năm 1905 , một lãnh thổ mênh mông rộng gấp ba tiểu bang Hoa Kỳ cộng lại (Cali , Ore , Wash) , vùng đất thuộc Trung Hoa mà Nhật Bản đã chiếm giữ từ những thập niên trước .

  Hai sĩ quan cao cấp này có cùng một ý nghĩ là chỉ có một cách duy nhất để giải quyết tình trạng đói nghèo khó khăn mà Nhật Bản đang gánh lấy là bằng mọi giá , phải chiếm lấy về mình vùng đất quan ngoại mênh mông này . Biến hoang vu thành những vùng trù phú để giảm bớt tệ nạn thất nghiệp đang tràn lan ở quê nhà và nhất là nạn nhân mãn đang làm điên đầu chính giới . Hơn nữa , chính ở một vùng lục địa bao la với tài nguyên vô tận này sẽ bù đấp vào sự cạn kiệt ở bổn xứ , nó sẽ giúp nền kỷ nghệ Nhật Bản sống lại và phát triển mạnh hơn . Nhưng Ishihara và Itagaki lập luận rằng khi làm chủ lục địa Mãn châu sẽ mang lại cho quốc gia nhiều lợi ích về chính trị , nó không hẳn với những lý do đơn thuần như trên .

  Mãn châu , một vùng đất rộng bao la nằm trãi dài trên phương Bắc Trung Hoa , nơi mà sóng gió không ngừng trong mấy thập niên qua . Đầu tiên khi quyền hạn còn trong tay Thanh triều nó bao trùm tận bán đảo Cao Ly . Khi thế lực triều đình suy yếu , Nga xua quân tấn công và chiếm cứ một phần đất giáp giới Tây bá lợi á từ eo biển Bering tới Vladivostok . Nhật Bản đứng ngoài vòng tranh chấp đến năm 1853 . Bấy giờ triều đình Nhật được gọi là Mạc Phủ .

  Cùng năm này , một sự thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản . Một xã hội với truyền thống lâu đời mà nếp sống người dân vẫn thầm lặng gắng bó với những tập tục còn tồn đọng lại từ thời trung cỗ . Tháng 7 năm 1893 , bốn chiến thuyền của Đô đốc Hoa kỳ Mathew Perry oHoHoaH    cập bến vịnh Edo . Với đại bác và vũ khí tối tân trên 4 chiến thuyền ấy đã làm cho Mạc phủ rơi vào vòng hỗn loạn . Chủ tịch hội đồng cao cấp Abe Masahiro đứng ra thương thuyết với người Mỹ . Vì chưa hề có kinh nghiệm ứng phó với mối đe dọa an ninh quốc gia, Abe cố cân bằng giữa mong muốn của hội đồng tối cao là thương thảo với người nước ngoài , cuối cùng Abe quyết định thương thuyết bằng cách chấp nhận yêu cầu mở cửa Nhật Bản cho ngoại thương của Perry trong khi vẫn chuẩn bị động binh. Tháng 3 năm 1854, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị mở cửa hai bến cảng cho tàu Mỹ mua hàng tiếp tế, bảo đảm đối xử tốt với các thủy thủ Mỹ bị đắm tàu, và cho phép lãnh sự Mỹ mở cửa ở Shimoda, một hải cảng ở bán đảo Izu, Tây Nam Edo. Mạc phủ bị ép phải ký một hiệp ước thương mại, mở cửa thêm nhiều vùng đất nữa cho thương nhân Hoa Kỳ 5 năm sau đó. Đổi lại , Perry mang lại cho Nhật Bản một luồng gió văn minh từ phương Tây . Người Nhật chấp nhận nó với tất cả nhiệt tình .

 Thời đó , nổi bật nhất là bác sĩ kiêm học giả Fukuzawa (Phúc Trạch Dụ Các 1834 – 1941) , nhà tư tưởng canh tân lừng danh , người đã mở đại học tư Keio Gijuku đầu tiên ở Nhật . Hai tác phẩm tiêu biểu của ông là Văn Minh Luận Khải  Lược và Khuyến Học . Hình của ông được in trên tiền giấy mệnh giá cao nhất 10.000 Yen .

Ông chủ trương mỗi người dân phải có tinh thần độc lập thì quốc gia mới độc lập được , nếu người dân ỷ lại vào lãnh đạo , chỉ thành phần lãnh đạo lo việc nước thôi không đủ . Ông định nghĩa tinh thần độc lập ấy như sau :

  * Biết tự mình lo toan cho chính mình mà không nhờ người khác .

  * Biết phân biệt sự vật phải trái một cách đứng đắn mà không ỷ lại vào trí khôn của người khác .

  * Biết tự mình dùng tâm lực để tự lực cánh sinh mà không cậy vào sức người khác .

  Nếu mỗi người không có tinh thần độc lập và chỉ trông cậy vào kẻ khác , vậy thì lấy ai là người đứng ra gánh vác trách nhiệm trong nước đó . “Phương pháp giữ gìn độc lập không thể tìm đâu ra ngoài văn minh” . Theo ông , cách giữ nước hay nhất là :

  - Làm cho đất nước tràn đầy không khí tự do , không phân biệt sang hèn , trên dưới . Mỗi người cùng gánh vác trách nhiệm quốc gia . Người tài  kẻ ngu , người sáng kẻ mù , nhất nhất phải ráng sức gánh vác bổn phận của người dân nước đó .

  Đông và Tây có những giá trị đạo đức và quan niệm kinh tế khác nhau , đều có ưu và khuyết điểm riêng . Tuy nhiên , nếu đánh giá hai nền văn minh Đông – Tây trên tiêu chuẩn “phú quốc cường binh và hạnh phúc của tuyệt đại đa số” , ông cho rằng các nước phương Đông đi sau Tây phương một bước . Sở dĩ đi sau là vì :

  “Nền giáo dục Nho giáo ở Đông phương , về hữu hình không để ý đến việc bồi dưỡng lối suy nghĩ khoa học và về vô hình thì không chú trọng đến tinh thần độc lập cho mỗi cá nhân” .

  Ông coi sự suy yếu của Trung Hoa thời đó là một người thầy phản diện , tức lấy đó làm gương mà tránh . Trong việc đấu tranh để giữ gìn độc lập , ông coi việc ngoại giao là quan trọng nhất . Kẻ thù nguy hiểm nhất của Nhật khi đối đầu với Tây phương “không phải là quân sự , mà là thương mại , không phải là vũ lực , mà là trí lực” . Nên ông chủ trương học để theo kịp Tây phương . Theo ông , giáo dục đứng đắn sẽ nâng cao dân trí , tiến tới văn minh để giữ gìn độc lập .

  “Đưa đất nước tiến lên đài văn minh là một biện pháp , một chiến lược vừa giáo dục , vừa kinh tế , vừa quốc phòng” .

  Muốn vậy phải khách quan đánh giá điểm mạnh và yếu của mình , mở rộng tầm mắt học hỏi , thu hóa cái hay của người . Về Nhật Bản , ông chủ trương nên thoát khỏi châu Á , theo châu Âu , được coi là điểm tựa cho sự thúc đẩy nước Nhật đi lên theo đà tiến bộ . Nhà tư tưởng Nhật , theo chủ thuyết Darwin Xã Hội , sinh tồn tự nhiên giữa các quốc gia , tức cá lớn nuốt cá bé đều là tự nhiên , chứ không câu nệ đồng văn , đồng chủng , đồng châu . Cho rằng Nhật Bản có đủ tầm vóc để theo châu Âu , bành trướng ủng hộ quốc quyền , ủng hộ chiến tranh Nhật – Mãn Thanh . Ông rất được người Nhật kính trọng vì có công lao về mặt giáo dục . Ông cũng mạnh dạn đưa ra kế hoạch cải tiến Nhật Bản bằng cách thay đổi hoàn toàn hệ thống chính trị , bỏ những tư tưởng Á châu hủ lậu , dồn sức mạnh canh tân kỷ nghệ để theo kịp Tây phương , và đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng Nhật đối với các nước láng giềng . Ông thúc đẩy Nhật Bản vào đường lối chính trị thực tiễn , xa rời những tư tưởng có tính chất tình cảm hay lý tưởng không thực . Ông kêu gọi quần chúng hãy học hỏi theo Tây phương , bởi ông biện minh rằng xã hội muốn theo kịp văn minh phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh . “Văn minh giống như bệnh sởi nhưng hay hơn bởi vì nó mang lại nguồn lợi” . Ông đòi hỏi dân chúng Nhật nên ráng “nếm mùi văn minh” – đó là văn minh Tây phương – và chấp nhận thay đổi . Ông phát huy tin thần tự tin , tự tạo sức mạnh thể chất và giáo dục của từng cá nhân . Sự canh tân của Nhật Bản đi đến thành công như hôm nay , không thể chối cải được một phần lớn công trạng ấy là do sự thúc đẩy hăng say của Phúc Trạch Dụ Các .

   Vốn là một dân tộc thông minh và cần mẫn , người Nhật tỏ ra hăng hái bắt chước những kỷ thuật tối tân trong công nghệ sản xuất của phương Tây . Cộng thêm những sáng kiến cùng điều kiện sẳn có , chẳng bao lâu sau Nhật bản đã vươn lên thành một quốc gia tiến bộ vượt bực . Họ thành lập một quân đội hùng mạnh với vũ khí tối tân cùng những tàu chiến đầu tiên trang bị đại bác tầm xa và những kỷ năng hiện đại nhất để bắt đầu công cuộc mở mang bờ cõi bằng cách xâm lăng các quốc gia láng giềng .

  Thoạt tiên họ dùng thủ đoạn trong đường lối ngoại giao rồi sau đó viện đủ lý do để cất quân chinh phạt . Chỉ trong vòng vài thập niên Nhật đã làm chủ bán đảo Cao Ly , năm 1894 nhà Thanh cử binh tiếp viện nhưng cũng thất bại ê chề . Được thế , Nhật nới rộng lãnh thổ ở Đài Loan cùng với bán đảo Liêu Đông , với hai hải cảng quan trọng là Lữ thuận và Đại Liên .

  Chiến thắng vang dội của quân Nhật là hồi chuông báo động cho những cường quốc Âu châu đang chia năm xẻ bảy trên thềm lục địa Trung Hoa . Nhận ra rằng còn một kẻ bạo gan dám mó tay vào “quả dưa Trung quốc” của họ nên tức thời Nga , Đức và Pháp đồng cất quân đến gây áp lực cho quân đội Nhật phải triệt thoái ngay trên phần đất mà họ vừa chiếm được bằng vũ lực . Trước thế tiến như vũ bão của ba cường quốc , Nhật yếu thế nên tạm thời rút lui . Nga nhảy vào làm chủ vùng Liêu Đông nhưng cũng không giữ nổi mười năm . Cuối cùng lại rơi vào tay Nhật năm 1904 . Và lần này sự bành trướng lãnh thổ của Nhật càng vươn ra xa hơn . Họ chiếm giữ luôn những đoạn đường sắt do Nga sô xây dựng ở miền nam Mãn châu . Nên nhớ rằng trong thời điểm này Nhật có thể xua quân chiếm trọn cả một Trung Hoa mênh mông , nhưng vì phải tôn trọng luật của hệ đế quốc nên đành phải ngậm ngùi làm chủ những phần đất mà hội đồng đế quốc quốc tế chỉ định .

  Theo nguồn sử liệu thì Nhật đã đổ ra hàng tỷ đô la để đút lót cho bọn tham quan vô lại Thanh triều để được làm chủ những vùng đất trù phú đông dân cư , cũng như được đặt quyền sử dụng những luật lệ riêng biệt trên toàn tuyến đường sắt , nơi mà hàng trăm ngàn người Nhật , Hoa và Cao ly vừa là thương nhân vừa là công nhân đang làm ăn sinh sống .

  Với một dãy đất bao la vô tận mà tài nguyên thì dồi dào trong khi nhân lực lại thiếu thốn , Ishihara và Itagaki luôn mơ ước được một ngày nào đó Mãn châu nằm ngoài tầm ảnh hưởng của quân tướng Thanh triều thì hay biết mấy . Ông ta vẽ ra một viễn ảnh tươi đẹp của một vùng tự trị với số đông đa chủng tộc : Nhật , Hoa , Mãn , Cao ly và Nga la tư . Nơi đây đúng là một vùng đa văn hóa và là một tiền đồn bao la để chống trả lại đế quốc Nga sô .

  Với những lợi ích thăng hoa cho Đông kinh tất cả đều kỳ vọng vào đội quân Quang đông của hai ông . Nhưng Nhật Hoàng và cục chiến tranh lại không chịu phê chuẩn ý kiến của hai ông , bởi họ coi đó là một đường lối xâm lăng quá trắng trợn . Ishihara và Itagaki bất chấp , họ cùng thuộc cấp quyết định thi hành kế hoạch đã đề ra , nghĩa là bất cứ giá nào cũng phải chiếm lấy Mãn châu cho bằng được . Trước tiên là tên cáo già sứ quân Trương quốc Lâm . Trương quốc Lâm còn có nguồn sử liệu lại ghi là Trương tác Lâm .

  Cũng nên nhắc lại bấy giờ Trung Hoa dân quốc vừa mới thành lập sau cuộc cách mạng Tân hợi lật đổ triều đình Mãn Thanh (1912) , nước cộng hòa non trẻ suy yếu bởi sự xung đột của các sứ quân . Một vài sứ quân vì tư quyền còn cam tâm cấu kết với ngoại nhân nhằm nỗ lực quét sạch các đối thủ khác . Trương quốc Lâm là một điển hình ở Mãn châu . Ông ta hợp tác rộng rãi với Nhật để nhận viện trợ quân sự và kinh tế nhưng đến khi Nhật quyết định trở mặt thì ông là người đầu tiên bị thanh toán .  Ngày 4 tháng 6 năm 1928 , một đội quân thuộc trung đoàn cơ khí nhận lệnh đánh mìn trên tuyến xe lửa đặc biệt của Trương sứ quân . Kết quả là người nắm quyền sinh sát Mãn châu đã vĩnh viễn ra đi để lại cho đời đầy tiếng thị phi nguyền rũa . Kể từ đó không biết bao nhiêu điện văn cảnh cáo từ Đông Kinh gửi đến , nhưng hai vị thủ lĩnh cứ thản nhiên coi  Quang đông như là một đội quân độc lập của riêng mình . Họ tuyển mộ thêm binh sĩ và luyện tập không ngừng . Đến năm 1931 , đội quân này đã đủ mạnh và sẳn sàng ra tay thôn tính Mãn châu . Tin đồn thổi về thủ đô , bộ trưởng ngoại giao hoảng vía vội thúc giục bộ chiến tranh phải tức tốc cử một sĩ quan cao cấp gửi ngay sang Mãn châu để vãn hồi tình trạng ngang ngạnh của đội quân ngoại biên điên cuồng . Người được đề cử là một viên đại tướng đầy kinh nghiệm ngoại giao . Ông vừa nhận lệnh là lên đường sang Mãn châu ngay . Nhưng sau mấy ngày đường vượt trùng dương rồi ngồi xe lửa mệt nhoài , một buổi tiệc chào mừng nho nhỏ cho sự gặp gở , có thịt ngon rượu thơm , có những nàng Geisha má đỏ môi hồng , viên đại tướng lo vui say ngây ngất . Đến rựng sáng , khi quân Nhật đồng loạt nã đạn tấn công vào những doanh trại của quân Trung hoa thì ngài đại tướng mới chếnh choáng giật mình . Khi định thần nhớ lại nhiệm vụ của mình thì lúc ấy Nhật đã làm chủ hoàn toàn vùng đất Muken .

  Tin Nhật đã chiếm Muken khiến Đông kinh và cả thế giới bàng hoàng . Quốc hội Nhật triệu tập một cuộc họp khẩn cấp , họ đưa ra lời yêu cầu đại tướng tổng tham mưu quân lực phải gửi ngay quân lệnh bắt buộc Quang đông phải chấm dứt ngay chiến sự . Một lần nữa đội quân gần như độc lập này không thiết tha gì với quân lệnh . Họ vẫn ngang nhiên dùng vũ lực san bằng cho kỳ sạch quân Trung Hoa và chiếm trọn Mãn châu .

  Ngay buổi tối hôm đó ông bộ trưởng chiến tranh gửi đến quân đội Quang đông một điện tín với những lời khiển trách thật nhẹ nhàng :

  1. Bất kỳ những dự án mới nào cũng không có sự tham gia của quân đội Quang đông , chẳng hạn như trở thành một đội quân độc lập tách rời khỏi hệ thống đế quốc quân để nắm quyền điều khiền Mãn châu và Mông cổ .

 2. Hoàn cảnh chung đang phát triển theo chiều hướng thuận lợi theo những dự định của quân đội , vì vậy các bạn hãy vững lòng tin hoàn toàn vào nơi chúng tôi .

  Như chưa đầy đủ lắm , ông bộ phó bộ chiến tranh lại bổ sung thêm

   “Chúng tôi đã hợp nhất và nỗ lực trong tuyệt vọng để giải quyết những khó khăn hiện hữu … tin cậy lòng hăng hái , hành động với sự thận trọng  ….. Ngăn cản những phiêu lưu nóng nảy , chẳng hạn như tự ý tách rời của quân đội Quang đông . Chờ mong sự quay trở lại , một chiều hướng thuận lợi cho quân đội chúng ta .”.

  Với những lời lẽ thật tế nhị của Đông kinh , giới chỉ huy Quang đông thay vì nghe theo những lời dỗ dành của thượng cấp , ngược lại họ càng thêm phẫn nộ , tuyên bố rằng quân đội của họ đang muốn có ý định hành động độc lập . Thừa nhận là cho dù “tiến tới để tự ý hành động một cách tuyệt đối” , nhưng đó cũng vì lợi ích của quốc gia dân tộc mà thôi !

  Không lâu sau đó , các thành viên của tổ chức “Dâu Tây” đã bí mật để hổ trợ những hành động phản loạn của đội quân Quang đông . Với những âm mưu táo bạo của riêng mình , mục đính chính của họ là cưỡng bức những nhân vật cấp tiến cải cách lại nội bộ , để song hành với những bước phiêu lưu mới ở Mãn châu , sẽ dẫn đến một quốc gia Nhật bản hoàn toàn mới mẻ .

  Song song với tổ chức “Dâu Tây” , một âm mưu khác cũng đang thành hình , nó có liên quan đến 120 sĩ quan và binh lính cộng thêm nhóm người ủng hộ nhà dân tộc cực đoan Kita . Những người phản loạn này có dự định ám sát vài yếu nhân trong cơ quan đầu não chính phủ và một số viên chức tòa án . Sau khi thành công họ sẽ tập họp trước cung điện cùng nhau mổ bụng tự sát để tỏ lòng xin lỗi với Thiên Hoàng . Theo dự tính thì như thế nhưng trong bọn họ có nhiều nhóm và nhiều ý kiến khác nhau . Ban đầu còn bàn bạc trong âm thầm bí mật nhưng dần dần đi đến ồn ào tranh luận vì có nhiều mâu thuẫn và bất hòa với nhau . Có một ai đó mang lòng bực tức sinh ra thù hận đem sự việc trình báo với chính quyền . Một số đông thành viên của nhóm phản loạn này đều sa lưới ngày 17 tháng 10 năm 1931 . Kẻ chủ mưu bị kết án 20 ngày tù , trợ lý bị án một nửa tức 10 ngày , còn những kẻ đồng lõa thì đơn thuần chỉ bị cảnh cáo và khiền trách sơ sơ .

  Đó là những chuyện xảy ra như cơm bửa ở Nhật bản . Sự ân xá cho những hành động bạo lực hay những dự mưu nào nếu có mục đích làm vinh quang cho tổ quốc .

  Cuộc cách mạng bạo loạn này được mệnh danh là “cờ gấm thêu kim tuyến” , tuy rằng chỉ bùng lên không bao lâu để rồi thất bại , nhưng nó đã mang lại những ảnh hưởng sâu sắc trong quần chúng . Dù sao thì cuộc cách mạng ấy cũng đạt được một trong những mục đích của nó , để vài năm sau đó , nó đã là một niềm phấn khích tác động mãnh liệt vào những người phiêu lưu đã thành công ở lục địa Mãn châu , đồng thời cũng thuyết phục được giới chính trị và thương nhân phải chấp nhận một hệ thống quân phiệt hóa cơ chế quốc gia .  

  Cùng với những sự kiện kể trên , cuộc nỗi dậy cũng gây ra mâu thuẫn thù hằn giữa những người muốn cải cách , họ không đồng nhất trên nhiều quan điểm nên đành phải chia ra thành hai phe . Một , với danh xưng “Điều khiển” , gồm những thành phần trí thức trên văn đàn báo chí . Họ tin tưởng rằng chưa đủ khả năng để chiếm lấy Mãn châu . Từ sự an toàn khả dĩ khi chống lại sự tấn công của Liên sô , nếu xảy ra chiến sự , thì chỉ có Trung Hoa quân đông người đủ mới có khả năng đương đầu với một cường quốc hung hăng ấy . Phe thứ hai , đa số là nhóm người ủng hộ nhà dân tộc cực đoan Kita , họ hoạt động dưới danh nghĩa “chủ trương đế quốc” , nhưng lại thuyết phục rằng sự mở rộng bờ cõi mới là điên rồ . Chỉ cần một vùng Mãn châu mênh mông đã là một tường thành vững chắc để chống lại chủ nghĩa cộng sản rồi !

   Những sĩ quan thuộc thế hệ trẻ duy tâm , họ nghiêng theo một đảng phái mới , trong khi những sĩ quan thứ bậc cũng như những nhân vật chủ chốt trong bộ chiến tranh thì hổ trợ phe “điều khiển” . Cũng vì lẽ này , nhóm dân tộc chủ nghĩa càng có lý do để bành trướng thế lực mà chủ trương hàng đầu là bạo động . Họ nhanh chóng thành lập những tiểu tổ ám sát chuyên nghiệp mang tên “huynh đệ huyết tương” , mỗi thành viên của tổ này phải cam kết giết chết ít nhất một chính trị gia hay một nhà tài phiệt mà họ liệt vào hàng “hủ hoại” .

  Thời gian hành động được dự trù vào khoảng thượng tuần tháng 2 năm 1936 , đúng vào ngày lễ kỷ niệm thứ 2.592 ngày đăng quang của Jinmu , tức là Thần Vũ Thiên Hoàng , vị vua đầu tiên của Nhật Bản mà theo truyền thuyết thì ông vốn là hậu duệ của Thái Dương Thần Nữ , được hạ giới để thay Người cai quản con dân Nhật Bản .

  Những nhân vật bị bọn quá khích kết án tử hình bao gồm bộ trưởng tài chánh Junnosuke Inoue , một người thẳng thắn thường ra mặt chống đối sự chiếm hữu quyền hành của quân đội . Âm mưu ám sát Inoue được thực hành . Ba viên đạn lấy đi sinh mạng ông ngay bên vĩa hè bốn ngày trước thời gian qui định . Không đầy một tháng sau , người thứ hai bị ám sát cũng cùng một hoàn cảnh tương tự , đó là Nam tước Takuma , chủ tịch tập đoàn Mitsu .

  Một lần nữa , những phiên tòa mang nặng nét khoa trương , đầy tính chất tuyên truyền cho quần chúng . Những thích khách trong lịch sử Nhật Bản thường có những đặc điểm dễ thương hơn nạn nhân ! Phải chăng kẻ bị giết là người thiếu đức tính , phải chăng một sát thủ đi giết người với một mục đích đơn giản là bảo vệ người dân đồng thời chống lại chính sách chuyên quyền ? Bằng chứng phạm tội bị chôn vùi , hai sát thủ , mặc dù tội danh giết người nhưng chỉ mang bàn án chung thân thay vì bị hành hình . Và chỉ vài năm sau , khi mọi việc chìm vào dĩ vảng , họ sẽ được trả lại tự do .

  Vào ngày chủ nhật 15 tháng 5 , chỉ 2 tháng sau cái chết của Nam tước Katuma , chín sĩ quan cao cấp của hải và lục quân Nhật Bản đã xông vào tận tư dinh thủ tướng Tsu-yo-shi I-nu-kai để ám sát ông giữa ban ngày . Vị thủ tướng già 70 tuổi thuộc nhóm ôn hòa , đã từng phản đối phe quân đội xâm chiếm Mãn Châu .

  Việc làm táo bạo này tự nó có tên là 15 tháng 5 . Nó đến quá bất ngờ nên để lại những phiên tòa đầy dư luận . Tất cả có ba phiên xử : một dành cho dân sự , hai phiên còn lại đặc biệt cho quân đội . Theo lẽ thường thì phần lớn quần chúng dành nhiều thiện cảm cho những thích khách . Và mọi người đều hoan hô vang dậy khi một trong những bị cáo tuyên bố ông và các đồng chí chỉ muốn gióng lên một hồi chuông để đánh thức đồng bào cả nước . Người dân đã nghe quá nhiều về tệ nạn tham nhũng , họ đã chán ghét chính phủ đến đổi dững dưng chằng tỏ ta thương tiếc gì đến cái chết đột ngột của vị thủ tướng già Inikai . Cái chết của ông ta đã là một hồi còi báo động cho chính giới Nhật Bản .

  Một trăm mười ngàn thỉnh nguyện đơn xin khoan dung được viết bằng văn bản và ký bằng máu , gửi đến gây chấn động cho phiên tòa . Một trong những thích khách đã tỏ ra hối hận nhưng lại phát biểu rằng “Thủ tướng chính phủ đã phải hy sinh trên bàn thờ canh tân đất nước !” . Một gã khác cứng rắn hơn nên dõng dạc trình bày : “Sống và chết không can hệ gì đến tôi cả ! Tôi muốn bày tỏ cho những người thương tiếc đến cái chết của tôi rằng : Đừng nhỏ lệ cho tôi mà hãy tự mình hy sinh cho bàn thờ cải cách !”.

  Kết quả của các phiên tòa có thể được dự đoán trước là không có ai bị kết án tử hình . Họ chỉ bị kêu án vài năm tù ở và dĩ nhiên được trả tự do một thời gian ngắn sau đó . Với những người vì một tư tưởng đấu tranh mà bỏ mình vì đại cuộc thì người ta lại cho đó như là một phương pháp quyết liệt để kết thúc tình trạng đình trệ của nền kinh tế quốc gia . Ai sẽ dẫn người dân ra khỏi cành nghèo nàn ? Ai sẽ đứng ra lãnh đạo quần chúng công khai đã kích lại các chính trị gia , các quan chức tòa án , các tài phiệt tham nhũng ? Chỉ có giới quân nhân với quyền lực và vũ khí trong tay mới có thể đảm đương những trọng trách ấy mà thôi . Bởi vậy người dân tuyệt đối đặt hết tin tưởng vào đều này . Do đó sức mạnh của phe quân phiệt và giới hữu khuynh tiếp tục lớn mạnh thêm .

  Trong thời gian này , những sĩ quan trẻ duy tâm họ cảm thấy bực mình bởi chung quanh họ đầy rẫy sự mục nát . Nhưng vì lực yếu thế cô họ không thể đấu tranh chống lại cường quyền . Và cũng vì lòng tôn kính Thiên Hoàng tối cao của mình nên họ quyết không hỗ trợ cuộc nỗi dậy của những phần tử cộng sản . Tuy nhiên có một người trong bọn họ bị cuốn hút theo cao trào , biết bắt lấy thời cơ vào vòng ảnh hưởng của mình . Ấy là hành động vấy máu liều lĩnh ngay trong một đất nước được vun trồng trong chế độ phong kiến .

   Một buổi bình minh tháng 8 năm 1935 , trung tá Saburo Aizawa , sau khi bái kiến Nhật Hoàng theo thông lệ , ông ta lẻn đột nhập vào tổng hành dinh quân đội bằng lối sau . Gọi là một tổng hành dinh của một cơ quan chính phủ nhưng đó là một ngôi nhà gỗ hai tầng đã quá cũ kỷ nằm ngay bên cạnh hoàng thành . Cũng như những sĩ quan duy tâm khác , những sĩ quan cấp tiến của thời đại , trung tá Aizawa nỗi giận khi một thượng cấp mà ông ta rất tôn kính là tướng Mazaki bị cách chức Tổng bộ thanh tra quân đội . Thời bấy giờ trong quân đội Nhật Bản , ba cơ quan đầu não quan trọng nhất mà họ gọi là “bộ tam đại” là : Bộ tổng thanh tra quân đội , Bộ Tổng tham mưu và bộ chiến tranh tức Bộ quốc phòng ngày nay .

  Aizawa thản nhiên tiến thẳng vào văn phòng của tướng Tetsuzan Nagata , một địch thủ bất cộng đáy thiên của tướng Mazaki và cũng vì Nagata nên tướng Mazaki bị cách chức , bởi vậy trung tá Aizawa tìm đến ông để thanh toán trả thù cho chủ tướng . Trong đầu của viên trung tá trẻ vẫn còn văng vẳng lời nguyền với Thái dương thần nữ nơi lăng miếu ban sáng : “Tôi rất lấy làm hăng hái khi đi trừng trị tên Negata . Nếu tôi đúng , xin ngài hãy phò trợ cho tôi thành công . Bằng ngược lại cứ để cho tôi được chết trong vinh dự !” .

  Negata ngạc nhiên trước sự xuất hiện thình lình của Aizawa , ông chưa kịp lên tiếng hỏi thì thấy hắn đã nhanh nhẹn rút kiếm đâm thẳng vào ngực mình . Cho dù bị tấn công đột ngột nhưng Negata tỏ ra không nao núng , chỉ lạng người sang bên phải một tí là ông đã giải được thế kiếm chí mạng của Aizawa . Không hạ được địch thủ ngay chiêu đầu  nên Aizawa điên tiết , ông tiến thêm một bước đâm thêm bốn thế kiếm một lúc , thế nào cũng nhanh như gió lốc . Aizawa dư biết Negata vốn là một địch thủ lợi hại , nhưng chính ông cũng đâu phải là một kẻ vô tài . Mười năm trước ông đã từng thọ giáo một nhà sư Thiếu lâm lưu lạc sang Nhật , và được chân truyền võ nghệ . Ông vốn là một kỳ tài võ thuật lại chịu khó dày công nghiên cứu , ông phối hợp những tinh hoa và sở trường của Thiếu lâm và Karate thành một môn võ riêng biệt . Kiếm chiêu và quyền thuật của ông biến hóa thật linh động nhưng chỉ chú trọng mặt tấn công , căn bản là nhanh và hiểm . Bởi vậy thế công của ông nhanh như vũ bão và liên tục như dòng thác cuốn , thanh trường kiếm trong tay ông như vòng hào quang bao quanh lấy Negata chỉ trực phóng vào những yếu huyệt . Nhưng Negata vẫn bình tỉnh chiết giải từng chiêu kiếm một . Không có vũ khí trong tay và bị tấn công bất ngờ khiến vị tướng bị rơi vào thế bị động hoàn toàn , tuy vậy ông cũng khá bình tỉnh để đối phó . Aizawa múa lộng thanh kiếm đâm phải chém trái , càng đánh chiêu thế càng biến hóa khôn lường bởi ông quá nóng ruột vì không hạ được địch thủ ngay . Nếu tình hình này kéo dài thì cơ hội thắng sẽ không còn nữa một khi đám cận vệ của Negata kéo đến . Chết , dĩ nhiên Aizawa không sợ nhưng chỉ tiếc là không báo thù cho chủ tướng của mình . Ông đã mang thân vào hang hùm rồi thì thanh gươm này phải vấy máu , không thể để tình thế đảo lộn được .

  Aizawa hét lên một tiếng , tay phải ra chiêu “Thiên long bức thủy” , đồng thời chân trái rùn xuống quét ngang theo thế “Tảo địa cước” . Kiếm và cước cùng xuất ra một lượt khiến Nagata phải nhày lùi lại , nhưng bức tường phía sau đã chận ngang khiến ông phải nhảy lên cao xoay người hướng về phía trái . Xoẹt một cái , lưỡi kiếm của Aizawa đã khứa sâu một trên vai Nagata một đường dài , máu tuôn lai láng . Tuyệt chiêu vừa rồi đã giúp Aizawa chiếm ngay thế thượng phong , ông hừng chí múa kiếm phóng ra hai chiêu “Đông phong tảo diệp” “Phi thiên bạch nhạn” bức bách viên tướng tư lệnh lùi vào cửa hông của văn phòng . Quả là một hảo thủ không hổ danh , tuy mang thương tích và tình thế rất bất lợi nhưng Negata vẫn không chút nao núng , ông tương kế tựu kế xoay 2 vòng tung ra bốn cú đá liên hoàn thế mạnh như dời non lấp biển , chân vừa chấm đất ông lại tung mình nhảy nhanh vào bên trong cánh cửa định tẩu thoát bằng lối này . Như đọc được ý định của địch nhân , Aizawa cuộn mình lăn tròn hóa giải 4 ngọn độc cước , rồi như một cơn trốt xoáy , ông tung chân nhảy lên theo thế “Thiên Long xuất động” , ông mượn sức lưng và vai đang đà vươn ra , phóng luôn một nhát kiếm chí tử  . Chỉ thấy một vầng bạch quang lóe lên , thanh kiếm đã rời khỏi tay Aizawa bay xoẹt đến cấm phập xuyên qua lồng ngực Negata . Negata đứng sừng sững , mắt mở trừng trừng như còn chưa tin hẳn ở một  đòn liều mạng tối độc và cực nhanh mà cả đời ngang dọc của ông chưa bao giờ được chứng kiến .

  Sau khi thanh toán xong Negata , Aizawa thủng thỉnh đi đến văn phòng của một người bạn và bảo rằng chính ông vừa “thế thiên hành đạo” , đã rửa xong một mối hận cho chủ tướng . Đến khi bị quân cảnh bắt được , Aizawa vẫn tưởng mình chỉ bị thẫm vấn sơ sơ rồi trả về đơn vị . Nhưng ông đã lầm to vì lần này chính ông đã trở thành trung tâm điểm cho một phiên tòa hết sức cảm động . Nó làm rung chuyển cả một nền móng quân sự và trở thành điểm tựa tinh thần cho giới trẻ có lòng ái quốc nhưng muốn theo đường lối cải cách đất nước bằng con đường nhanh nhất .

  Tại phiên xử , Aizawa đã được cứu xét tới những năm quan tòa và ông được đặt biệt chiếu cố khi cho phép trưng bằng cớ để tấn công các chính khách .

  Khi bị kết án sát nhân , trung tá Aizawa lại biện minh hành động của mình chỉ là thực hiện một nhiệm vụ danh dự của một quân nhân trung thành với Thiên Hoàng . “Tổ quốc đang chìm vào tình trạng thê thảm , người nông dân nghèo đói triền miên , viên chức chính phủ thì đa số dính líu đến những vụ lem nhem tai tiếng , ngoại giao lại yếu kém . Đặc quyền chỉ huy tối cao bị giới hạn bởi khế ước Naval-limitation (khế ước hải quân được ký kết Nhật – Mỹ - Anh mà Nhật lại là một quốc gia phải chịu thiệt thòi nhất khiến cho lòng dân sinh ra bất mãn )” . Aizawa kêu gọi “Tôi nhận thấy rằng những chính khách thâm niên , những đấng phụ mẫu chi dân kề cận ngai vàng , những nhà tài phiệt và những quan lại địa phương là phường sâu dân mọt nước  . Quốc gia suy vong cũng vì lòng ích kỷ vì tư lợi của bon họ mà ra !” Đó là những lý do thúc đẩy ông đi vào con đường sát nhân .

  Luật sư biện hộ cho Aizawa cũng buột miệng than “Nếu quan tòa không thông hiểu cho những phẫn uất xui khiến Aizawa đi vào con đường sắt máu thì sẽ còn Aizawa thứ 2 thứ 3 và nhiều nữa …” .

   Đó gần như là một lời tiên tri cảnh báo cho một điềm chẳng lành sắp xảy ra . Và những lời cảnh báo này được thiên hạ truyền tai nhau cùng khắp kinh đô . Những thủ lãnh đầy tham vọng theo đường lối đấu tranh bạo động cũng đã sẳn sàng để nhảy vào vòng chiến . Mục tiêu thiết yếu của họ vào rạng sáng hôm sau sẽ là cựu thủ tướng Okada , mà cũng là một cựu Đô đốc đã hồi hưu .

  Okada đang tổ chức một buổi dạ tiệc tại tư dinh chiều ngày 25 tháng 3 , nhân dịp mừng chiến thắng phe chính phủ trong đợt bầu cử quốc hội 5 ngày trước đấy . Ông ta vốn là một chính khách yêu cầu , không phải do sự chọn lựa mà ra .

  Nhật Bản vào thời điểm 1932 , tình hình trong nước ngày càng phức tạp bởi những hoạt động của các tổ chức ái quốc cực đoan và nhóm quân phiệt không ngừng gia tăng . Ngày 15 tháng 5 năm 1932 họ tổ chức ám sát Inukai và tấn công một số vị trí quan trọng của chính phủ . Cái chết của Inukai cũng là sự cáo chung của nội các dân đảng , thay vào đó nội các được duy trì bằng những tướng lãnh trong quân đội . Đô đốc Saito , người đang tìm một giải pháp dung hòa giữa các chính sách của nội các cũ và lối hiếu chiến của giới quân phiệt . Tuy nhiên ông không gặt hái được chút thành công nào vì thực tế quyền hành đều nằm trong tay của Araki , vị tướng kiêm bộ trưởng lục quân thao túng . Đồng thời ông cũng dính líu đến một vụ bê bối có liên quan đến bộ tài chánh nên Nhật Hoàng quyết định giải nhiệm Saito và mời Okada đứng ra thành lập nội các mới vào tháng 1 năm 1934 . Hai năm sau ngày nhậm chức , nội các của Okada cũng chẳng có gì thay đổi , thậm chí còn bị các tổ chức cực đoan và quân phiệt âm mưu lợi dụng để thực hiện các biện pháp xâm lược đối với nước ngoài . Biểu hiện của các phe phái là chiêu bài kêu gọi quần chúng đề cao tinh thần thượng võ và tôn thờ vai trò của Thiên Hoàng . Do đó , nhằm mê hoặc và tạo nên tư tưởng ái quốc cực đoan nhằm đi đến bạo động đối với mọi người hòng phục vụ cho mục đích cuối cùng là tiến hành chiến tranh xâm lược để đưa quốc gia Nhật Bản lên vị trí hàng đầu ở châu Á . Để thực hiện được mục tiêu trên , theo chủ trương của một số phần tử đứng đầu phe phái cực đoan thì cần phải có một cuộc đảo chánh quân sự .

  Okada cũng biết những hoạt động phe phái này nhưng ông dường như bị kẹt ở thế bị động nên không thể có một hành động hữu hiệu nào hơn . Hôm nay , sau lần bầu cử quốc hội , tuy phe quân phiệt bị thất bại chua cay nhưng ông nghĩ họ sẽ không dừng lại ở điểm này . Ông đã quá chán ngán với chính trường . Lần đắc thắng của phe dân chính đảng này là nguyện ước cuối cùng của đời ông . Ông sẽ xin rút lui về an dưỡng tuổi già . Đã quá mệt mỏi với những cuộc tranh đấu , tuy Nhật Hoàng và dân chính đảng vẫn ủng hộ việc làm của ông nhưng bên cạnh dường như còn rất nhiều người ngấm ngầm hiềm khích , nhất là phe quân phiệt và nhóm ái quốc cực đoan vẫn còn hoạt động ngông cuồng như xưa . Và có ngờ đâu với toan tính rút lui ra khỏi chính trường ông chưa thực hiện được thì nhóm cực đoan đã nhanh chóng ra tay trước , tư dinh thủ tướng trong buổi dạ tiệc đêm nay sẽ là một trong những mục tiêu của ban ám sát phe cực đoan cần phải thanh toán .

Comments

Popular posts from this blog

Bài viết của Thích Đu Đỉnh

Xin chào anh chị em CK. Lâu rồi em chưa bốc phét, chém gió với mọi người. Tuy em off khá là lâu, nhưng em rất vui vì có rất nhiều anh chị em, cả sếp T.A inb hỏi thăm, cảm ơn tất cả tình cảm của mọi người dành cho em, nay em lại ngoi lên 1 chút để chia sẻ với mọi người 1 số quan điểm sau cuộc họp FOMC vừa qua, cũng có thể liên quan đến 1 số dữ liệu trước đó nữa. Bài viết này em nghĩ sẽ khá là dài, hi vọng mọi người sẽ đọc hết bài viết này vì nó rất có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của mọi người trong những tháng cuối năm 2024 và thậm chí, sẽ kéo dài qua tới năm 2025.... Rốt cuộc sau 4 năm thì Fed mới cắt giảm lãi suất, rất nhiều chuyên gia Phố Wall, các thống đốc Fed đã nghỉ hưu, các thành viên FOMC cũng lên tiếng về việc này và thậm chí cả cựu chủ tịch Fed xưa cũ đều đưa ra thông điệp là Fed nên cắt 0.25% là tốt cho thị trường. Ở các cuộc họp FOMC trước đây, Fed luôn điều hướng thị trường bằng việc cho chúng ta thấy được gần như chắc chắn Fed sẽ cắt hoặc tăng lãi suất lên bao nhi...

CUỘC ÁM SÁT HOÀNG GIA

Tư liệu lịch sử. Bài khá dài, bạn đừng đọc nếu không chịu được chuyện chém giết dã man. ... Gần 1 năm sau CM10 Nga, đặc vụ Cheka (tiền thân của NKVD và KGB sau này) đã hạ sát vợ chồng Sa hoàng cùng 5 con, người nhỏ tuổi nhất là hoàng tử Alexei 14 tuổi vốn mắc chứng bệnh không đông máu. Cùng bị giết là 4 người thân cận của họ. Sau những cuộc điều tra công phu và dựa vào cả hồi ức của một số sát nhân, toàn cảnh vụ ám sát gia đình Sa hoàng đã được dựng lại. Xin đưa lại như tài liệu tham khảo cho các bạn nào quan tâm lịch sử. . 1. Ngày 14/7/1918, Yakov Yurovsky chỉ huy trưởng Cheka tại nhà giam Ipatiev thuộc tỉnh Yekaterinburg đã có trên tay kế hoạch cuối cùng cho cuộc hành quyết gia đình Sa hoàng và thủ tiêu tang chứng, với sự tham gia của Piotr Ermakov, chính ủy tiểu đoàn công nhân tình nguyện Verkh-Isetsk khét tiếng. Ngày 16/7, lãnh đạo Soviet Ural Goloschyokin và Safarov gửi mật điện lên Moskva lúc 6 giờ chiều, và Yurovsky kể lại y nhận được mật điện chuẩn y vụ hành quyết lúc 7 giờ tố...

PI IS NOT FREE MONEY

Đôi lời gởi tới các bạn Pioneers, Vốn dĩ mình đã ở ẩn từ lâu từ sau vụ PNG , Trang Trại Pi Nodes , CVG 314k vừa ngu vừa ngáo quá thắng thế thành công tẩy não cộng đồng Pioneers và khiến cộng đồng luôn mang tư duy Pi lên sàn phải có giá cao để bán ( xả ) Pi để lấy tiền tiêu nên kể từ đó đến giờ 2 năm mình chọn ở ẩn và chẳng quan tâm tới các cộng đồng ngáo đá nữa . Nay có một thằng em FB hỏi thăm về Pi và mang hy vọng Pi có trong danh sách Quỹ Dự Trữ Chiến Lược Kỹ Thuật Số ( Strategic Crypto Reserver - SCR ) của Tổng Thống Trump ngày 7 tháng 3 sắp tới nên mình có đôi đều phải nói rõ cho các bạn hiểu . Thứ nhất : Quỹ Dự Trữ Chiến Lược Kỹ Thuật Số là sáng kiến mang lại cho Dân Mỹ , giúp trả nợ công và đặt nước Mỹ là trên hết , nên các bạn đừng có mơ tưởng hay tư tưởng ăn bám vào tiền thuế của dân Mỹ như nhóm PNG , CVG . Nước Mỹ bây giờ không còn như ngày xưa luôn lo chuyện bao đồng rồi nhận lại là sự phản bội của các nước được nước Mỹ giúp . Nước Mỹ bây giờ là nước Mỹ của DÂN MỸ ! Pi Netw...