SỰ THẬT VỀ TRUNG CỘNG…
Tôi xin được nhắc lại về địa dư hình thể trên một lãnh thổ bát ngát 10 triệu cây số vuông lại chỉ có miền Đông là trù phú nhờ độ ẩm thuận tiện cho canh tác – trù phú và hướng ngoại - vì từ đại dương họ nhìn ra ngoài để giao lưu và buôn bán làm giầu. Đa số lãnh thổ ở trong thì nghèo nàn lạc hậu, là đất chiếm đoạt từ đời Mãn Thanh, nhưng là vùng trái độn quân sự để bảo vệ cõi 'Trung Nguyên' của Hán tộc, v.v… Vì vậy, quan hệ về quyền lực, kinh tế lẫn thuế khóa giữa trung ương và các địa phương là vấn đề sinh tử, không dễ giải quyết vì chưa có thể chế liên bang.
Việc cải cách hệ thống ngân sách từ quãng 2014 gây ra một MÂU THUẪN nan giải. Trung ương cần địa phương nộp thuế để nuôi bộ máy đảng, nhà nước, và các tham vọng bành trướng. Nhưng trung ương cũng phải phần nào chia sẻ số lợi tức thuế vụ đó cho các địa phương bị hụt ngân sách. Việc chia sẻ không được giải quyết thỏa đáng vì thiếu cân đối và thiếu phối hợp. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã cảnh báo mấy điều này mà vô vọng.
Hậu quả là nhiều địa phương phải sáng tạo: lập ra các công ty LGFV làm bình phong, phát hành trái phiếu (là đi vay) lấy tiền tài trợ các dự án của địa phương (đáng lẽ địa phương thực hiện với ngân sách của mình). Hệ thống đó trở thành môi trường đầu cơ và tham ô nhờ đất đai do địa phương quản lý được dùng làm phương tiện xây dựng (và chia chác!). Cho nên việc các công ty LGFV mua đi bán lại các trái phiếu để kiếm lời lại bị lỗ! Các chủ nợ cho vay tiền bằng cách mua trái phiếu đang la trời vì không được trả tiền lời theo đúng hạn kỳ.
Nếu khủng hoảng tài chánh nổ ra vì trung ương thiếu biện pháp giải quyết thỏa đáng thì khủng hoảng sẽ là chính trị giữa trung ương và các địa phương. Mà đảng viên cầm đầu các địa phương cũng ở cấp Trung ương Ủy viên nên có tiếng nói. Tập Cận Bình tập trung quyền lực nhưng khó phe lờ thách đố này.
Vì vậy, ta cần theo dõi để thấy Trung Cộng có khá nhiều tử huyệt…
Tôi xin được nhắc lại về địa dư hình thể trên một lãnh thổ bát ngát 10 triệu cây số vuông lại chỉ có miền Đông là trù phú nhờ độ ẩm thuận tiện cho canh tác – trù phú và hướng ngoại - vì từ đại dương họ nhìn ra ngoài để giao lưu và buôn bán làm giầu. Đa số lãnh thổ ở trong thì nghèo nàn lạc hậu, là đất chiếm đoạt từ đời Mãn Thanh, nhưng là vùng trái độn quân sự để bảo vệ cõi 'Trung Nguyên' của Hán tộc, v.v… Vì vậy, quan hệ về quyền lực, kinh tế lẫn thuế khóa giữa trung ương và các địa phương là vấn đề sinh tử, không dễ giải quyết vì chưa có thể chế liên bang.
Việc cải cách hệ thống ngân sách từ quãng 2014 gây ra một MÂU THUẪN nan giải. Trung ương cần địa phương nộp thuế để nuôi bộ máy đảng, nhà nước, và các tham vọng bành trướng. Nhưng trung ương cũng phải phần nào chia sẻ số lợi tức thuế vụ đó cho các địa phương bị hụt ngân sách. Việc chia sẻ không được giải quyết thỏa đáng vì thiếu cân đối và thiếu phối hợp. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã cảnh báo mấy điều này mà vô vọng.
Hậu quả là nhiều địa phương phải sáng tạo: lập ra các công ty LGFV làm bình phong, phát hành trái phiếu (là đi vay) lấy tiền tài trợ các dự án của địa phương (đáng lẽ địa phương thực hiện với ngân sách của mình). Hệ thống đó trở thành môi trường đầu cơ và tham ô nhờ đất đai do địa phương quản lý được dùng làm phương tiện xây dựng (và chia chác!). Cho nên việc các công ty LGFV mua đi bán lại các trái phiếu để kiếm lời lại bị lỗ! Các chủ nợ cho vay tiền bằng cách mua trái phiếu đang la trời vì không được trả tiền lời theo đúng hạn kỳ.
Nếu khủng hoảng tài chánh nổ ra vì trung ương thiếu biện pháp giải quyết thỏa đáng thì khủng hoảng sẽ là chính trị giữa trung ương và các địa phương. Mà đảng viên cầm đầu các địa phương cũng ở cấp Trung ương Ủy viên nên có tiếng nói. Tập Cận Bình tập trung quyền lực nhưng khó phe lờ thách đố này.
Vì vậy, ta cần theo dõi để thấy Trung Cộng có khá nhiều tử huyệt…
Comments
Post a Comment