Ông già lão luyện đạo đức giả Biden lại đọc Kiều làm thót tim người VN ,rõ ràng ông làm "vừa lòng hả dạ" người Bắc Việt là chủ đích
"Vinh hoa bõ lúc phong trần
Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày"
Nó trong 4 câu Kiều và Từ Hải:
"Tiệc bày thưởng tưởng khao binh
Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân
Vinh hoa bõ lúc phong trần
Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày"
Nhưng có vấn đề:
-Kiều gặp Từ Hải và sống với ông này là 5 năm 6 tháng.Sau đó Từ Hải ...chết đứng.Xin nhắc và ghi chú là chết đứng.Kiều là thứ đàn bà vô dụng,đụng vào chỉ có xui xẻo
Hồi còn đi học tôi ghét nhứt là văn của Nguyễn Tuân và Kiều,một thái độ và một cái văn phong tiêu biểu cho thói hoa hòe hoa sói tới mức du thừa,giả giả của người Miền Bắc nhưng không che đậy được bản chất lồ lộ thấy sợ
Kiều chỉ mà một cô gái làm nghề chơi
"Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi"
Huỳnh Thúc Kháng nói đúng:
"Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong, bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít" (Tiếng Dân, ngày 17/9/1930)
Lúc sanh thời Nguyễn Công Trứ rất ghét "Truyện Kiều",ông khinh nó ra mặt:
"Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!
Bán mình trong bấy nhiêu năm
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!
Nghĩ đời mà ngán cho đời!"
Kiều là một con đ người Tàu mang hơi hám Tàu rặc,từ bán mình chuộc cha tới tâm tánh cũng Tàu y xì. Qủa thực,Kiều mang quốc tịch China 100%.Tại vì Nguyễn Du lấy Kim Vân Kiều truyện, truyện chương hồi văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu mà viết ra ,là dạng viết đè lên
Thiệt cám cảnh và khó chịu khi mặc định Kiều là cô gái Viêt Nam và đại diện cho hoàn cảnh và tiết hạnh của người con gái Việt Nam để rồi từ ta với tây đi đâu cũng khoe,khoe cái kia của Kiều qua hàng trăm thằng chơi à?
Thiên hạ bỏ tiền tới lầu xanh "chơi" cái gì ha?vô đó ăn chay,đọc kinh cầu siêu hả?
Trong lịch sử văn học VN,người mê Kiều nhứt là ông Phạm Quỳnh.Cái chủ nghĩa mà ông Phạm Quỳnh thể hiện là "dạy đời ","bố đời" thiên hạ rằng kiểu "trâu ta ăn cỏ đồng ta.Tuy là cỏ cụt nhưng là cỏ quê" và "Chẳng thơm thì cũng hoa nhài"
"Một nước không thể không có quốc hoa."Truyện Kiều" là quốc hoa của ta.Một nước không thể không có quốc tuý ."Truyện Kiều" là quốc túy của ta.Một nước không thể không có quốc hồn."Truyện Kiều" là quốc hồn của ta...
Truyện Kiều còn tiếng ta còn có gì mà lo có gì mà sợ"
Phạm Quỳnh tạc vào sử Việt với câu "Truyện Kiều còn, nước ta còn"
Đó là chánh trị vùng miền,hô hào lấy Kiều làm rầm rộ để khẳng định vị trí vùng miền,để thiên hạ không quên,đẩy cái "bố đời" của mình lên và từ đó sai khiến,giữ địa vị của mình dù mình chẳng là cái thứ gì hết
Phạm Quỳnh khuyếch trương Kiều lên rầm rộ cùng thời điểm với cuộc vận động đưa "tổ" Hùng Vương lên từ năm 1917, năm Khải Định thứ xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm làm ngày ngày giỗ vua Hùng
Thiệt ra đó chỉ là sự vẽ vời của "sĩ phu Bắc Hà" thôi.Cái gì của bố cũng phải trên đầu thiên hạ bố mới ăn ngon ỉa ngon
Khái niệm "tổ" là một khái niệm ở Miền Bắc và lấy "tổ" để sai khiến thiên hạ cũng là chủ nghĩa ở xứ này
Nói về cái đặc trưng của văn hóa Việt Nam,về "Triết lý Việt" là "Lũy tre làng","Thằng Mõ" và "Đôi đũa cả"là không chính xác.Đó là đặc trưng của văn hóa Miền Bắc
Nói về minh triết Việt ,văn hóa Việt là bánh Chưng,bánh Dày cũng không chính xác.Nó là của Miền Bắc
Người Bắc hay nói "Thương nhớ lũy tre làng" hoặc "Chuyện sau lũy tre làng",rồi "anh cả" ,"hương ước","gia phả" và "Kiều" .Xin thưa đây là làng xứ Bắc!
Cái mốc năm 1917 cũng dễ hiểu.Khi đó Paul Doumer đã dời thủ đô Đông Dương từ Sài Gòn ra Hà Nội do tham vọng của ông này ở Vân Nam (Người Pháp thất bại ở Vân Nam vì sông Hồng không chạy tàu ngược lên được)
Sĩ phu Bắc Hà thấy cần phải ngoi lên khi văn minh trước đó là nằm ở Sài Gòn,ở Miền Nam với chữ quốc ngữ,với bịnh viện,trường học,đường xe lửa,phi trường,các ông Đốc Phủ Sứ,Bác Vật,Bác Sĩ,Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (Consell Coloniale),những điền chủ Nam Kỳ giàu hơn Tổng Đốc Bắc Kỳ, và những nhà văn đầu tiên như Petrus Ký,Hồ Biểu Chánh,Trần Chánh Chiếu
Một thời gian rất dài,rất dài,Hà Nội và Miền Bắc gần như bị rơi vào quên lãng
Suốt thời Nguyễn chẳng ai nhắc Kiều .Trí thức đương thời ghét Kiều ra mặt vì không sạch sẽ
Sạch sao đặng khi lấy một cô gái làm "nghề bán trôn" mà tiêu biểu cho văn học VN,cho người đàn bà VN thì thúi hoắc
Kiều chỉ có giá trị về ngôn ngữ thơ chứ không thể là tác phẩm đại diện cho nền văn học của VN
Nhưng cái gì khéo quá thì nó giả tạo,nó hoa hòe hoa sói,nó đ-ĩ miệng đ-ĩ mồm
Trong văn học Việt Nam,nếu soi kỹ sẽ thấy những năm đầu thế kỷ 20 đã có sự "ăn hỗn" khi sau này sĩ phu Bắc Hà ngoi đầu dậy bố đời khi lấy văn chương kiểu Bắc của Nam Phong tạp chí của Phạm Quỳnh làm chuẩn để nói văn chương Bắc là số 1 đè bẹp văn chương Miền Nam
Học giả Nguyễn Văn Xuân viết vầy:
" ...không gì mỉa mai hơn là học Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Trọng Thuật, cả Hoàng Ngọc Phách nữa, những nhà văn mà chính phê bình gia có tiếng là Vũ Ngọc Phan nhìn nhận là kém hơn Hồ Biểu Chánh"
Thực tế Hồ Biểu Chánh với cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông "Ai làm được" ra đời năm 1912 cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở VN ta .Văn Hồ Biểu Chánh rặc Nam Kỳ ,từ dấu chấm phết,cách ăn nói tới ngọn cỏ,cơn gió cũng rặc Nam Kỳ
Những năm 1930 trước sự xâm lăng của kiểu văn chương hoa hòe hoa sói,đầu môi chót lưỡi từ Miền Bắc,khi các nhà văn hóa Nam Kỳ bị lai tạp ít nhiều thì Hồ Biểu Chánh (cùng Sơn Nam,Vương Hồng Sển...) vẫn cố thủ giữ rịt,kiên quyết giữ nguyên cách viết đậm đà hơi hám Nam Kỳ của mình
Nam Kỳ có Trương Vĩnh Ký,Trương Minh Ký,Huỳnh Tịnh Của,Trần Chánh Chiếu ...
Lục Tỉnh là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ,của các thể loại thơ,tiểu thuyết,văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam
"Kiều" của Nguyễn Du cũng dính yếu tố Miền Nam đầu tiên
Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên phiên âm truyện Kim Vân Kiều từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ năm 1875,Lục Vân Tiên cũng là do ông chuyển thể ra quốc ngữ
Để đẩy mình lên cao,để chủ nghĩa bố đời đè bẹp thiên hạ thì Phạm Quỳnh nép vào Kiều với những tuyên bố vênh váo ta đây kiểu Kiều là quốc hoa,là quốc túy,quốc hồn,"Truyện Kiều còn, nước ta còn"
Ngô Đức Kế phản bác rằng:
"Nguyễn Du dịch Kiều từ thời Gia Long; thế thì từ Gia Long về trước, khi chưa có Truyện Kiều thì nước ta không quốc hoa, không quốc tuý, không quốc hồn,thế thì cái văn tự vũ công sáng chói từ triều đinh, Lê, Lý, Trần ở đâu đem đến?"
Người có học,người trí thức,người biết đúng sai,biết trọng tình dân tộc,trọn vẹn lòng yêu quốc gia,san hà xã tắc xưa rày chỉ ca ngợi Chinh Phụ Ngâm Khúc mà thôi
"Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh"
Đoàn Thị Điểm là nữ văn sĩ thời Lê Trung Hưng,hiệu Hồng Hà nữ sĩ là người xứ Kinh Bắc.Đoàn Thị Điểm là nữ văn sĩ đã dịch "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn từ Hán ra chữ Việt cực kỳ hay ,góp phần trau chuốt câu chữ của bài thơ dài này
Đọc Chinh Phụ Ngâm nổi da gà vì cái thần của nó,người dàn bà Việt đầy nỗi niềm,nhiều lo âu với người chồng chinh phu ở miền xa.Có những đoạn tả tình xuất sắc khắc vào sử xanh nước Việt
"Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa dãi nguyệt,nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa,hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa,hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!"
Trong không gian vắng lặng,thời gian đã đi qua màn đêm, người chinh phụ ôm nỗi nhung nhớ, thấm thía về nỗi khắc khoải đời mình:
"Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."
Người đọc chảy nước mắt khi đọc hai câu thơ này:
"Người lên ngựa,kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san."
Trong "Hòn vọng phu" nối tiếp Chinh Phụ Ngâm có đoạn:
"Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn
Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
Người đi ngoài vạn lí quang sơn
Người đứng chờ trong bóng cô đơn
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng."
Bà Đoàn Thị Điểm cũng dân Bắc Hà,nhưng sau 1975 bị mắc nạn lớn
Tại công viên Tao Đàn Sài Gòn có con đường cắt ngang công viên ra làm hai.Chổ cái mả cổ,VNCH đặt tên đường Trương Công Định từ Lê Lai đi qua giữa vườn Tao Đàn tới Hồng Thập Tự là hết
Ra khỏi vườn Tao Đàn bên kia quận 3 là đường Đoàn Thị Điểm chạy thẳng ra bờ kinh Nhiêu Lộc ,mé Nguyễn Du có cái đường song song là Đặng Trần Côn
Ai mà dè,sau 1975 không biết bà Điểm kiếp trước có "chống cộng" không mà bị xóa tên đường .Chánh quyền nhập cả hai đường Trương Công Định và Đoàn Thị Điểm chung một tên là đường Trương Định
Thiệt là :
"Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên"
Người xưa nào có tội tình gì hỡi những người lòng dạ nhỏ nhen,ti tiện?
Lịch sử Việt Nam khá phức tạp.Phức tạp nhứt là cái khúc phía trên luôn muốn dính vào khúc phía dưới nhưng mà phải leo lên đầu cha thiên hạ mới vừa lòng,mà khúc phía dưới luôn khác phía trên
Không phải nói giỡn,không phân biệt,thực tế lịch sử như vậy đó .Không phải chỉ từ sau 1975,từ 1917 đã có mòi rồi
Kiều có tiết hạnh sao bằng Kiều Nguyệt Nga .Kiều quá nhiều thằng "chơi" thì nếu đem so với người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm thì sẽ làm ô uế hình ảnh người phụ nữ chờ chồng
Huỳnh Thúc Kháng chửi Kiều,mắng vốn luôn Nguyễn Du:
"Tiên Điền cụ nghĩ mua vui vậy
Biết nỗi người sau dại thế ru ?
Ai ơi, gọi cụ Tiên Điền dậy
Đừng để non sông chịu tiếng vu !"
Ai coi Kiều là "quốc mẫu" là dại,ngu nghe chưa?
Xã hội gì ngộ!CA xô cửa nhào vô bắt gái mại dâm trần truồng lập biên bản,chụp hình đưa lên truyền thông mạt sát nói đó là dơ dáy,phạm pháp nhưng sách giáo khoa,giáo dục lại dạy học trò ca ngợi Kiều
Thiệt là giả tạo từ trứng nước!
Thiệt sự khó chịu khi cứ lấy một cô gái làm nghề bán trôn ra giỡn mặt dai nhách với văn hóa Việt Nam.
Comments
Post a Comment