"Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân":Tìm hạnh phúc cuối đời bằng lịch sử suy đoán thì giấc mộng sẽ thành ác mộng cuộc đời
Chắc chắn con cháu ông Nguyễn Đắc Xuân sẽ không dám đục bia ông mà ghi về "cung điện Đan Dương" hay "Miếu Đôi" làng Dạ Lê Chánh thờ hai "hộp sọ" của anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ như hai "chiến tích" mà ông mong muốn
Vì thực tế hai vấn đề này mơ hồ,không có chứng cớ,cũng không có một bằng chứng,dấu vết nào sự thực ,tìm hòai quỷ không có như chàng trai kia đi tìm lá diêu bông
1. Ông Nguyễn Đắc Xuân và đề tài "Cung điện Đan Dương"
"Cung điện Đan Dương"theo lời ông Xuân cũng là lăng mộ của Nguyễn Huệ vì cảm tác bài thơ "Cảm hoài" của Ngô Thời Nhiệm khi đi sứ Tàu xin thụ phong cho Quang Toản
丹 陽 宮 殿: 奉 我 先 皇 藏 寶 衣 之山關淩遼 邈 瞻 奉 久 睽 敬 望 園 陵 不 噤月 三 秋之 想也 (Đan dương cung điện: Phụng ngã Tiên hoàng, tàng bảo y chi sơn, quan lăng Liêu đệ chiêm phụng cửu khuê. Kính vọng viên lăng bất cấm nguyệt tam thu chi tưởng dã).
Dịch nghĩa: Đan dương cung điện:Nghe lời dặn của Tiên hoàng ta, táng tử cung ở lăng sao cho mãi mãi trông qua biên ải thấy xứ Liêu xa xôi mà như gần. Kính trông viên lăng nóng lòng những tưởng một tháng dài như ba thu vậy).
Chỉ vài câu thơ vu vơ khi đi sứ Tàu,thiệt giả,giả thiệt ,mà không có bản gốc,trong khi cái miệng sĩ phu Bắc Hà thêm thắt ,chụp giựt tam sao thất bổn nổi tiếng bán trời không mời thiên lôi mà ông Xuân khẳng định Cung điện Đan Dương của nhà Tây Sơn và là lăng mộ Nguyễn Huệ là khu vực chùa Thiền Lâm (Huế) và vùng phụ cận
Ông viết sách,ông làm nghiên cứu và đã tiến hành khai quật khảo cổ.Nhưng ....không có gì và nỏ có chi mô
Một di tích,thí dụ như phế tích hoàng thành Thăng Long khai quật lên còn cái móng nhà lam nham,vài cái chưn cột nhà,vài cục gạch bể,vài cái chậu cái bình sứt mẻ,cái đường mương,thậm chí vài chai rượu Tây mà lính Pháp uống sau này để người ta tin đó là cung điện vua Lê .Còn "Đan Dương" không có gì
Ông Nguyễn Đắc Xuân thần tượng Nguyễn Huệ Tây Sơn ,huyễn hoặc ,mơ hồ,suy đoán ,tự hình dung ra "cung điện Đan Dương" và "Sơn Lăng" Nguyễn Huệ và ông tin là có.Trong khi sự thiệt thì biệt tăm tông tích,không có cái gì là sự thực,tất cả chỉ có trên sách và chữ của ông Xuân
Chúng ta cũng nhớ vụ kho báu "4000 tấn vàng Núi Tàu Bình Thuận" mà ông Trần Văn Tiệp "tin rằng" là có thiệt
Ông Trần Văn Tiệp không biết vì sao có bản đồ và ghi chép về "kho báu Yamashita" 4000 tấn vàng mà ông tin là Nhựt Bổn chôn giấu ở Bình Thuận
Trong vòng gần 10 năm ông Tiệp bỏ ra mấy ngàn lượng vàng đào náy Núi Tàu nhưng không có gì.Ông Trần Văn Tiệp là cha ông Trần Phương Bình của Đông Á Bank .Con ông có tiền để cho cha an ủi tuổi già bằng một trò chơi tìm kho báu
Ít ai biết ngòai kho báu Núi Tàu,ông Tiệp từ 1990-1993 còn săn lùng "kho báu Ioshida" tại Bình Giã và "kho báu" Căn cứ 6 ở Hàm Tân (Bình Thuận) và tất cả đều ...không có
Dòng giống Nhựt Bổn mà! của nào nó chôn? nó ăn không đủ ở đó mà chôn cho mấy ông đi tìm kho báu
2. "Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân" còn tâm huyết một vụ về Nguyễn Huệ khác,vụ Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh mà ông viết là Dã Lê Chánh.Vụ này um sùm mấy ngày nay làm ông quê xệ
Ông Xuân viết sách,tổ chức hội thảo,mời các quan chức chánh quyền tới lấy vị thế tự tin và "kể" rằng: Chuyện vua Gia Long quật hài cốt,bỏ xương của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vào hai cái vò xong đem giam vào ngục tối là có thực
Ông Xuân cho rằng khi Huế bị Pháp đánh vô,là thất thủ kinh đô 1885,tức đã 83 năm thì ai đó đã "giải phóng" hai "ông vò" hay "linh vò" tức vò chứa xương sọ của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ từ ngục tối đem ra ngoài và ghé làng Dã Lê Chánh chôn cất ở cuối làng .Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh chính là nơi thờ hai "linh vò"
Ông Xuận lý lẽ rằng "từ lâu dân làng Dạ Lê Chánh tin rằng Miếu Đôi ở bãi ruộng gần cuối làng là nơi thờ hai vò xương sọ của hai vua nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, như lời truyền khẩu của người xưa trong làng" ,và " tính cách của người Dạ Lê, vốn có máu phiêu lưu và nổi loạn"
Ngôi miếu này cách cầu ngói Thanh Toàn chút xíu thì đố cha dân làng nào dám đem về chôn và thờ nếu có thiệt hai vò xương Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ
Biến "nghiên cứu" thành sự thiệt,biến "giai thoại" thành chánh sử.Ông Xuân và Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đúc phù điêu Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ,làm bài vị đem gắn thờ trong miếu,thông báo tổ chức lễ giỗ cho Nguyễn Huệ tại ngôi miếu vào ngày 13-9 (29-7 âm lịch)
Dân làng phản đối quyết liệt vì không có sự thực nào để chứng minh là miếu này thờ Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ
Trời ơi quê!
Thiệt ra chuyện vua Gia Long quật hài cốt,bỏ xương của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vào hai cái vò xong đem giam vào ngục tối là chiêu "tuyên truyền" nhiều hơn là sự thực dù sử nhà Nguyễn có chép ra
Quốc sử quán triều Nguyễn ghi rõ: "Tháng 11 năm Canh Thân (tháng 12-1801), phá hủy mộ Tây Sơn Nguyễn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ. Con trai, con gái, họ hàng và tướng hiệu, 31 người, đều bị lăng trì cắt nát thây".
Ngày Giáp Tuất tháng 11 năm Nhâm Tuất (ngày 6-12-1802), làm lễ hiến phù (lễ dâng tù binh): Đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vứt đi, còn xương đầu lâu của Nhạc và Huệ đều giam ở Nhà đồ ngoại"
Dân gian kể,tức là hai cái sọ được đặt trong hai hay ba cái vò đậy nắp kỹ, niêm khằng, quấn xích sắt,dán bùa để giam vĩnh viễn trong Nhà đồ ngoại (Vũ khố), mỗi tháng đều có người đến kiểm tra. Chỉ cho đến năm 1885, khi Pháp đánh vào kinh thành Huế, vua Hàm Nghi phải xa giá, trong lúc hỗn loạn có người đã đem ba chiếc vò đó đi đâu mất không rõ
Hậu quả nặng nề mà Nguyễn Huệ nhận là "cái nghiệp" mà ông này phải nhận lấy khi ông đã gây ra chuyện tương tự với vua Gia Long
Nguyễn Huệ hành quyết hai chúa Nguyễn ở Sài Gòn,giết tôn thất họ Nguyễn Phước mạnh tay,cho người đào toàn bộ lăng mộ tám đời chúa Nguyễn, từ chúa Nguyễn Hoàng cho đến Võ Vương Nguyễn Phước Khoát đem quăng xuống vực,đào mả đem hài cốt cha chúa Nguyễn Ánh là Vương tử Nguyễn Phúc Luân quăng xuống sông Hương năm 1790
Sau khi dẹp yên Tây Sơn.Vua Gia Long làm lễ Hiến Phù ở Thế Miếu vào ngày Giáp Tuất, tháng 11, năm Nhâm tuất (6-12-1802)
Hiến phù,chữ 獻 (phù nghĩa là dâng lên) là lễ báo cáo tù binh trước bàn thờ tổ tiên vì Thế Miếu là nơi thờ 9 đời chúa Nguyễn
Vua bố cáo tòan dân biết công khai:
"Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu… ...Nhạc Huệ trời đã giết rồi, cũng đem phanh xác tan xương, để trả thù cho Miếu Xã, rửa hận cho thần nhân" (Đại Nam Thực Lục I, tr.532,533)
"Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản (Cảnh Thịnh) và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ (bài vị) của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại (Ngoại Đồ Gia, cơ quan chế tạo của triều đình) (năm Minh Mệnh thứ 2 đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi).
Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài" (Đại Nam Thực Lục I, tr.531)
Vua Gia Long sau khi hành quyết :"Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù…".
Cái chết của Bùi Thị Xuân thì không thấy chánh sử Nguyễn chép lại.Người sau căn cứ vào cuốn La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine de Mr de la Bissachère (Ký sự về Bắc Hà và Nam Hà ) của giáo sĩ Bissachère có đoạn ghi lại chi tiết cảnh vua Gia Long hành hình vua tướng nhà Tây Sơn và nữ tướng Bùi Thị Xuân bằng voi giày voi xé
Bissachère còn viết vua Gia Long khai quật hài cốt của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và vợ để "cho quân sĩ lần lượt đi tiểu vào hài cốt…, giã thành bột để Quang Toản nhìn…"
Nhưng nhiều nhà nghiên cứu sau đã tìm ra cái sơ hở của ông giáo sĩ này
Trong cuốn "Ký sự về Bắc Hà và Nam Hà" giáo sĩ Bissachère đã viết những lời đầu như sau:
"Vua Gia Long trở về Kinh đô Nam Hà nghỉ ngơi khoảng hai tháng. Sau đó ông lo việc hành hình tù nhân. Một trong những người đầy tớ mà tôi ( Tức tác giả Bissachère) gửi vào triều để xin vua cho tôi một giấy phép, ở trong danh sách những người có thể vào cung, đứng trước mặt vua trong một tháng, y làm việc trong ngày xử tội, nên y nhìn thấy rõ từ đầu đến cuối.
Khi trở về, y đã kể cho tôi nghe, hôm nay tôi không nhớ hết tất cả quang cảnh cực kỳ kinh tởm này, tôi chỉ kể lại những điều khủng khiếp nhất mà về sau mọi người trong nước Nam đều biết."
( Le Roy Gia Long étant arrivé à la Capitale de la Cochinchine s'y reposa pendant deux mois ou environ. Ensuite il s'occupa du supplice de ses prisonniers; un de mes gens que j'avais envoyé à la cour, pour m'obtenir une permission du roy et qui fut porté sur la liste de ceux qui pouvoient entrer au palais et se tenir devant Sa Majesté pendant un mois, se trouva de service le jour de l'éxécution, et il la vit tout entière depuis le commencement jusqu'à la fin. A son retour il m'en a fait le récit, je ne puis m'en rappeler aujourd'hui toutes les circonstances qui d'ailleurs sont extrêmement dégoutantes, je ne rapporterai dont ce que je me souviens, ou ce qui m'a frappé le plus du récit qui m'en a été fait et qui depuis a été publique dans tous les états du roy de Cochinchine.)
Tất cả những điều đó cho chúng ta nhận định là giáo sĩ Bissachère chỉ NGHE LẠI một người khác kể,tức tam sao thất bổn,dạng ...nhiều chuyện và thêu dệt .Bản thân không tận mắt thấy và thằng đầy tớ kia cũng có thể là bịa ra.Tất cả là muốn ta đây chứng tỏ là nhân chứng lịch sử
Tây cũng xàm lắm
Quách Giao trong cuốn "Nhà Tây Sơn " tham chước Bissachère viết Bùi Thị Xuân mà "tưởng tượng nghĩ thêm" ra cảnh bà Bùi Thị Xuân đã bị vua Gia Long ra lịnh cho thiêu sống trước mặt ông và con gái bà bị bỏ vào bao bố đánh nát thây
Thiệt ra kẻ giảo hoạt nổi tiếng như Nguyễn Huệ ,kẻ đào mồ cuốc mả tổ tiên chúa Nguyễn Ánh như vậy mà không lý gì để cho kẻ thù tìm ra lăng mộ của mình dễ dàng để trả thù.Thực tế sau này chúa Nguyễn Ánh cũng đâu có tìm ra được mả của anh em Nguyễn Huệ
Chưa có cuốn sách giáo khoa lịch sử nào sau 1975 ghi những dòng Nguyễn Huệ đào mồ cuốc mả tổ tiên chúa Nguyễn Ánh trước cho học sinh nó biết.Các em lại được dạy rằng 'Nguyễn Ánh trả thù vua tôi nhà Tây Sơn rất tàn ác"
Câu hỏi là ,tại sao Tây Sơn đào mả chúa Nguyễn thì không nhắc.Nhưng vua Gia Long trả thù lại thì nhắc hoài và bị coi là "không quân tử"? Vì chủ ý chánh trị
3. Nguyễn Đắc Xuân viết về Nam Phương Hoàng Hậu,vua Bào Đại và ông Ngô Đình Diệm
Đọc sách của ông Xuân ai cũng nhớ câu ông "tặng"cho bà Monique Marie Eugene Baudot vợ sau cựu hoàng Bảo Đại là "cô bồi phòng ở cao ốc 29 Fresnel"
"Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân" có nhiều sách viết về bà "thứ phi" Mộng Điệp nói về chuyện ông Ngô Đình Diệm phản bội Cựu hòang Bảo Đại như thế nào?
Trong sách có những dòng bà Mộng Điệp kết án nặng nề ông Ngô Đình Diệm kiểu
"Sự phản trắc của ông Diệm có nhiều, như ông Diệm không chịu thi hành Hiệp định Genève để thống nhất đất nước năm 1956, tuyên bố cải tổ chính phủ rồi nuốt lời quay lại đàn áp cuộc đảo chính 11.11.1960, đặc biệt là không thi hành Thông Cáo Chung ký với Phật giáo tháng 6.1963. Riêng việc phản trắc của ông Diệm đối với người đứng đầu họ hàng Nguyễn Phước tộc là ông Bảo Đại gây cho chúng tôi đau đớn nhất. Sau khi được ông Bảo Đại trao quyền và được Mỹ (đại tá CIA Lansdale) hậu thuẫn, ông đã "trả ơn" ông Bảo Đại bằng cuộc "Trưng cầu dân ý" bịp bợm truất phế ông Bảo Đại một cách hèn hạ chưa từng có trong lịch sử Việt Nam"(Hết trích)
Nhưng trong một bài báo thì bà Mộng Điệp nói :"Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!"
Trong cuốn hồi ký Con Rồng An Nam (Le Dragon d'Annam) của cựu hoàng Bảo Đại không có một dòng nào trách ông Diệm sau sự kiện bị trưng cầu dân ý phế truất
Rốt cuộc bị trưng cầu dân ý phế truất nhưng sau này cựu hoàng không hề trách một lời .Cựu hoàng thức thời.Đó là thái độ chấp nhận thời cuộc của một người trí thức
Cuốn Le Dragon d'Annam cũng không có dòng nào kể lại chuyện nhà vua hay hoàng hậu Nam Phương bắt ông Diệm phải quỳ gối thề trung thành ,làm hết sức để "giữ ngai vàng cho Hoàng tử Bảo Long"
Cựu hoàng kể trong hồi ký rằng ông chỉ yêu cầu ông Diệm thề trước tượng Chúa là sẽ bảo vệ Miền Nam tổ quốc chống cộng và nếu cần chống cả người Pháp mà thôi.Xin xem lại"Con Rồng An Nam" trang 515, chương 1 phần 1
4.Nguyễn Đắc Xuân lên án Alexandre de Rhodes "kêu gọi thực dân Pháp xâm lăng Việt Nam" và có thái độ rất khó chịu với chữ Quốc Ngữ
Ông Nguyễn Đắc Xuân cách đây mấy năm còn ào ào vụ phản dối Đà Nẵng đặt tên đường Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes
"Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân"phê phán chữ Quốc Ngữ:
"Sự thật chữ Quốc ngữ có công trong việc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam và có tội là đã dựa vào thực dân Pháp đẩy chữ Hán- Nôm của dân tộc Việt Nam vào quên lãng"
Ông Nguyễn Đắc Xuân cho rằng:
"Chữ Quốc ngữ tạo ra không nhằm phát triển dân tộc ta mà là công cụ xâm lăng
Người Việt đã sử dụng vốn Hán Việt để diễn đạt cái tư tưởng của mình mới có chữ Quốc Ngữ hiện nay
Chữ của Alexandre de Rhodes không có mục đích phục vụ cho văn hóa Việt Nam
"Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Francisco De Pina, đặc biệt Alexandre de Rhodes có công với Vatican trong sự nghiệp truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, nhưng đối với dân tộc Việt Nam là người có tội, phỉ báng văn hóa và đạo đức Việt Nam, ông đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam gây ra bao nhiêu chết chóc, đổ nát đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt nhiều thế kỷ
Người Việt đã sử dụng cái mình bị thực dân Pháp áp đặt là chữ Quốc Ngữ thành chữ Quốc Ngữ cho đất nước.Dân tộc Việt Nam có truyền thống "lấy địch đánh địch''
Trong đó, những người có công rất lớn như Phạm Quỳnh với tạp chí Nam Phong. Người biến chữ Việt thô sơ đó ra chữ văn học, thể hiện tinh thần mới của mình là Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) với Tự lực Văn đoàn."
Lựu đạn thay!xài chính chữ Quốc Ngữ để "lên án" người tạo ra chữ Quốc Ngữ như kiểu "lấy độc trị độc".Kiểu giống như cho ăn no nê xong cái chiều hạ sát nguyên cả người ta,tiêu thổ không còn dấu vết
Phải nói là nghe xong nổi da gà,lông tóc trên dưới dựng đứng
Kết luận: Điểm lại 4 "công nghiệp" của ông Nguyễn Đắc Xuân ,thêm cái vang danh ở vụ Huế 1968 là số 5 tròn trịa
Hỏi rằng ông dám kêu con cháu ông đục bia mộ cho ông ghi lại rằng cha ông nó nổi danh lịch sử VN nhứt là vụ 68 hông?
Comments
Post a Comment