Có lẽ nhiều người đã biết khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008 xảy ra do bong bóng thị trường cho vay mua nhà (mortgage) của Mỹ sụp đổ, khi hàng loạt người có điểm tín dụng xấu – không có khả năng chi trả nợ - được cho vay mua nhà (subprime mortgage). Thời điểm 2000-2007, việc 1 người có thể sở hữu 2-3 căn nhà là hoàn toàn bình thường nhờ vay tiền từ các tổ chức tín dụng. Đến 1 thời điểm, khi người mua nhà không còn khả năng phát chi trả nợ, bong bóng này chắc chắn sẽ sụp đổ.
Tuy nhiên, việc tín dụng xấu có thể tồn tại trong 1 thời gian dài và tạo nên ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới chắc chắn không chỉ phụ thuộc vào những người có tín dụng xấu. Từ 1 đống rác, mortgage tín dụng xấu đã được hô biến thành 1 món hàng cực kỳ uy tín và chất lượng, tóm gọn lại trong hai yếu tố:
1. Biến subprime mortgage thành 1 sản phẩm hoàn toàn mới
2. Dát vàng cho sản phẩm mới này
1 trò chơi hoàn hảo đã được bày ra bởi các sói già phố Wall.
Thay đổi nhận diện
Yếu tố thứ nhất: Biến những khoản vay nợ xấu như vậy thành 1 sản phẩm tài chính mới với tên gọi khác.
Đây chính là CDOs (Collateralized Debt Obligations) – tạm dịch Nghĩa vụ nợ thế chấp. Hiểu đơn giản, CDO là 1 sản phẩm tài chính bao gồm các khoản nợ khác nhau, ở đây chủ yếu là các khoản nợ vay mua nhà.
Các ngân hàng mua lại mortgage từ các tổ chức tín dụng và biến nó thành mortgage-backed securities (MBS – tạm dịch: cổ phiếu nợ vay mua nhà). Ngân hàng gom các MBS và lại biến nó trở thành CDOs. Qua nhiều vòng, đã hoàn thành bước đầu tiên, phù phép cho rác trở thành 1 sản phẩm khác.
Đồng thời, khi các tài sản như mortgage, MBS và sau đó CDO được định giá qua nhiều vòng, giá trị trên giấy tờ của chúng được tăng lên đáng kể do yếu tố phái sinh. Chúng tạo nên bong bóng khổng lồ nhưng giá trị thật sự chỉ là 1 đống giấy vụn. Sau khủng hoảng dotcom năm 2000, các sói già phố Wall đã lập ra 1 trò chơi mới, kéo dài trong suốt 6 năm và chỉ chờ phát nổ vào năm 2007.
Yếu tố thứ nhất: Biến những khoản vay nợ xấu như vậy thành 1 sản phẩm tài chính mới với tên gọi khác.
Đây chính là CDOs (Collateralized Debt Obligations) – tạm dịch Nghĩa vụ nợ thế chấp. Hiểu đơn giản, CDO là 1 sản phẩm tài chính bao gồm các khoản nợ khác nhau, ở đây chủ yếu là các khoản nợ vay mua nhà.
Các ngân hàng mua lại mortgage từ các tổ chức tín dụng và biến nó thành mortgage-backed securities (MBS – tạm dịch: cổ phiếu nợ vay mua nhà). Ngân hàng gom các MBS và lại biến nó trở thành CDOs. Qua nhiều vòng, đã hoàn thành bước đầu tiên, phù phép cho rác trở thành 1 sản phẩm khác.
Đồng thời, khi các tài sản như mortgage, MBS và sau đó CDO được định giá qua nhiều vòng, giá trị trên giấy tờ của chúng được tăng lên đáng kể do yếu tố phái sinh. Chúng tạo nên bong bóng khổng lồ nhưng giá trị thật sự chỉ là 1 đống giấy vụn. Sau khủng hoảng dotcom năm 2000, các sói già phố Wall đã lập ra 1 trò chơi mới, kéo dài trong suốt 6 năm và chỉ chờ phát nổ vào năm 2007.
Đổi trắng thay đen
Tuy nhiên, để các nhà đầu tư tin rằng đây là 1 sản phẩm có giá trị, các ngân hàng sẽ cần 1 bên thứ ba đánh giá, bằng cách tăng điểm xếp hạng tín dụng của CDOs lên hạng AAA. Đây chính là yếu tố thứ hai, lợi dụng hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức như Moody, S&P và Fitch qua 2 điểm:
1. Đánh giá xếp hạng dựa trên điểm trung bình của các sản phẩm nhỏ trong 1 sản phẩm lớn.
2. Đánh giá xếp hạng không dựa vào lịch sử tín dụng của người dùng- khiến cho 1 tài khoản xếp hạng A kéo dài 10 năm cũng tương đương với 1 tài khoản được xếp hạng A trong 6 tháng. Điều này dẫn đến rủi ro 1 người có thể trả nợ trong ngắn hạn nhưng không thể thanh toán trong dài hạn.
Vì vậy, khi các mortgage với điểm tín dụng xấu được trộn lẫn với những mortgage có điểm tín dụng tốt trong 1 CDO đã khiến CDO dễ dàng có đánh giá tín dụng tốt, mặc cho việc CDO mang đầy rủi ro về yếu tố thanh khoản.
Như vậy, các tố chức ở Wall Street đã thành công trong việc biến 1 đống rác trở thành 1 viên kim cương và có lãi suất hấp dẫn. Các sản phẩm này được mua lại bởi các nhà đầu tư trên thị trường Mỹ, cũng như tổ chức tín dụng nước ngoài tại châu Âu nhờ sự tin tưởng vào hệ thống này. Từ đây, 1 hệ thống đánh bom dây chuyền đã được thiết lập, chỉ chờ đến 1 thời điểm nhất định sẽ được khơi mào tạo ra ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Vậy ai là người chiến thắng trong trò chơi này?
Tuy nhiên, để các nhà đầu tư tin rằng đây là 1 sản phẩm có giá trị, các ngân hàng sẽ cần 1 bên thứ ba đánh giá, bằng cách tăng điểm xếp hạng tín dụng của CDOs lên hạng AAA. Đây chính là yếu tố thứ hai, lợi dụng hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức như Moody, S&P và Fitch qua 2 điểm:
1. Đánh giá xếp hạng dựa trên điểm trung bình của các sản phẩm nhỏ trong 1 sản phẩm lớn.
2. Đánh giá xếp hạng không dựa vào lịch sử tín dụng của người dùng- khiến cho 1 tài khoản xếp hạng A kéo dài 10 năm cũng tương đương với 1 tài khoản được xếp hạng A trong 6 tháng. Điều này dẫn đến rủi ro 1 người có thể trả nợ trong ngắn hạn nhưng không thể thanh toán trong dài hạn.
Vì vậy, khi các mortgage với điểm tín dụng xấu được trộn lẫn với những mortgage có điểm tín dụng tốt trong 1 CDO đã khiến CDO dễ dàng có đánh giá tín dụng tốt, mặc cho việc CDO mang đầy rủi ro về yếu tố thanh khoản.
Như vậy, các tố chức ở Wall Street đã thành công trong việc biến 1 đống rác trở thành 1 viên kim cương và có lãi suất hấp dẫn. Các sản phẩm này được mua lại bởi các nhà đầu tư trên thị trường Mỹ, cũng như tổ chức tín dụng nước ngoài tại châu Âu nhờ sự tin tưởng vào hệ thống này. Từ đây, 1 hệ thống đánh bom dây chuyền đã được thiết lập, chỉ chờ đến 1 thời điểm nhất định sẽ được khơi mào tạo ra ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Vậy ai là người chiến thắng trong trò chơi này?
Comments
Post a Comment