Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2024

CỤ TRẦN VĂN HƯƠNG

Ngày 27 tháng Giêng 1973, tại lâu đài La Celle Saint Cloud, Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết Hiệp Định Ba Lê vốn có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28 tháng Giêng 1973, giờ Sài Gòn. Lúc đó, Cụ Trần Văn Hương đang giữ chức vụ Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Đúng 9 năm sau, cũng vào ngày đó, Cụ âm thầm qua đời tại Sài Gòn. Vì thế nên hàng năm cứ gần đến Tết Nguyên Đán thì tôi lại nhớ đến Cụ Hương (Cụ mất vào Mồng Ba Tết Nhâm Tuất) vì Cụ là một trong số rất hiếm hoi những vị lãnh đạo đã tận tụy phục vụ Việt Nam Cộng Hòa đủ 20 năm, từ 1955 đến 1975. Cụ Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại Châu Thành, Vĩnh Long. Thân phụ của Cụ là một thầy giáo nghèo nên thân mẫu của Cụ ngày ngày gánh cháo ra chợ bán, một lòng nuôi nấng cậu Hương ăn học chu đáo. Cụ theo học tại Collège Le Myre De Villers tại Mỹ Tho. Sau khi học xong, cậu Hương ra Hà Nội học và tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Sau đó, ông về dạy học tại chính trường cũ của mình. Theo như phần giớ...

LIỆU XE ĐIỆN CÓ VÀO NGÕ CỤT?

Ngày 25 tháng 1 năm 2024 TODD G. BUCHHOLZ Mặc dù xe điện đã được các tổng thống, thống đốc, cơ quan thuế và chuyên gia công nghệ khuyến khích nhưng xu hướng bán hàng cho thấy công chúng Mỹ không lắng nghe. Cả khuyến khích chính sách lẫn giảm giá đều không đủ để vượt qua các rào cản vật lý, quán tính của người tiêu dùng và lưới điện không đáng tin cậy. SAN DIEGO – Vào đầu những năm 1990, mọi cặp vợ chồng yuppie (*) người Mỹ đầy tự trọng và các cặp vợ chồng ngoại ô đã nghỉ hưu đều mua một chiếc máy làm bánh mì điện, với doanh số đạt tới bốn triệu chiếc. Nhưng mốt này nhanh chóng lụi tàn khi những thợ làm bánh nghiệp dư này phát hiện ra rằng việc nhồi một lượng và tỷ lệ chính xác bột mì, trứng, bơ, men và muối vào một hộp kim loại sẽ mất thời gian và tốn kém hơn nhiều so với việc đi dạo đến tiệm bánh ở góc phố. Xe điện cắm điện (EV) có phải là nhà sản xuất bánh mì của thời đại chúng ta không? Bất chấp tài năng kinh doanh xuất sắc của người sáng lập Tesla, Elon Musk và hàng tỷ đô la trợ cấ...

Lật Chồng Sách Cũ: • NGHIỆP ĐỜI CÒN Ở ĐÂU ĐÂY…?!

Một người vừa mất, bà con đầu tiên là hơi chất ngất vì lẽ sanh lão bịnh tử, kế nữa là hay hỏi một câu "Xét công nghiệp, vị đó đã làm lợi gì cho dân tộc?"  Khi Thiền sư Nhất Hạnh vừa qua đời, hỏi rằng ông đã làm gì lợi cho dân tộc mình?  Tôi có quen một vị sư trù trì một ngôi chùa cổ,khi nói về sự uyên bác của Thiền Sư Thích Nhất Hanh thì cái gì ông cũng ok,duy nhứt có một cái ông ngập ngừng và lắc đầu  Nhiều nguồn tin nói Thiền sư Nhất Hạnh xuất gia tu học từ năm 16 tuổi nhưng đã từng có vợ con, bà vợ tên Cao Ngọc Phượng! CNP Là ai? là bà ni sư đi Chân Kh trong Làng Mai đó  Albert Einstein từng nói "Không có gì trên đời là tuyệt đối. Cái duy nhất tuyệt đối là cái tương đối."  Viết cái này không phải kể xấu thiền sư Thích Nhất Hạnh mà chỉ nói lên một sự thực Nói vầy sẽ nhớ tới vụ "Thầy ông nội"  Ðúng theo Ðạo Phật thì người xuất gia (mà chúng ta quen gọi là Sư Tăng) không được lập gia đình Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi gần như bị VNCH trục xuất ra khỏi V...

VÌ SAO NHÀ NGUYỄN ĐỂ MẤT NƯỚC?

Hôm nọ có 1 bạn, hình như là SV, có hỏi ý kiến mình về vấn đề này. Sau khi trao đổi với bạn ấy, mình muốn tổng hợp lại nội dung để post lên đây để mọi người có thể thêm ý kiến. Câu hỏi này quá kinh điển mà học sinh hay SV khoa Sử nào cũng phải thuộc lòng câu trả lời, đại khái thế này (theo sách GK chính thống bây giờ):  Triều Nguyễn bạc nhược, chủ hòa, không được lòng dân, không chịu canh tân đất nước, quân đội thì lạc hậu, hèn yếu. Thực dân Pháp thì quyết tâm chiếm nước ta làm thuộc địa, đã cho các giáo sỹ đi thăm dò, biến giáo dân làm tay trong... Quan điểm của mình thì khác, với góc nhìn rộng hơn, để so sánh với các nước trong khu vực đã bị chiếm và không bị chiếm. Đầu tiên là so sánh với Thái và Nhật là 2 nước châu Á không bị làm thuộc địa. Thái, lúc đó gọi là Xiêm (Siam), có kinh tế và quân sự tương đối cân bằng với Đại Nam (tên nước ta vào thời Minh Mạng đến Bảo Đại). 2 nước giao chiến với nhau lần cuối là vào thời Thiệu Trị (ngay trước vua Tự Đức), để giành quyền bảo hộ Chân...

THÀNH PHẦN THỨ 3 Ở VNCH

Việc thầy Thích Nhất Hạnh gây tranh cãi trong cuộc đời chính trị của mình không phải là chuyện lạ, nếu hiểu rõ về lịch sử Việt Nam giai đoạn VNCH. Với nhiều người thì khó lý giải nhưng nếu rành thì thấy quá bình thường, đây chính là những nạn nhân của chiến tranh Việt Nam mà di chứng còn đến tận ngày nay, sau gần 50 năm chiến tranh kết thúc. Nhóm bị đấu tố 2 đầu, kẹt giữa 2 làn đạn, mà ở status trước mình viết là những kẻ bơ vơ giữa 2 chế độ chính là thành phần thứ 3 dưới chế độ VNCH. Đây là nhóm người thiên tả, đừng có ai thiên tả nhảy dựng lên nhé, đó là sự thật. Họ đối lập với chính quyền đương thời, thiên về quan điểm dân tộc, chống chiến tranh (nhưng chống 1 chiều), chống Mỹ (ôn hòa), nhiều người thân CS, thậm chí là CS nằm vùng... Nếu xét theo kiểu bây giờ thì nhóm này chính là PĐ (đối lập với chính quyền mà). Nhóm có tư tưởng này thực ra rất rất đông, rất nhiều người là trí thức, giảng viên ĐH, nhà văn, nhà báo, dân biểu, chính trị gia. Nhưng những người nổi bật nhất đều là nhữn...

GIÓ THỔI CHÊNH VÊNH

Tút trước mình chỉ viết ngắn vì chưa có thời gian. Nên không rõ ý. Vì thế nên nhiều anh em vào phản biện này kia. Nay mình mới viết cụ thể về chuyện 2 anh kia chửi nhau.  Với mình thì chuyện đó lẽ ra là không đáng có, nên mình mới viết là do vấn đề nhận thức. Mình trước giờ không có giao du gì đáng kể với những người đã từng hoạt động (mà tút trước mình viết là AEDC). Có quan hệ, gặp gỡ với 1 vài người cũng chỉ mang tính xã giao. Chính vì thế nên mình tin là mình có góc nhìn khách quan khi đánh giá về các anh.  Về anh Chênh, mình biết anh có quá khứ tham gia phong trào SV miền Nam cùng anh Khế, anh Mẫm...Mình tạm gọi là anh thôi chứ đúng ra phải gọi là chú. Mình khá hiểu lịch sử giai đoạn đó nên cũng hiểu vai trò của các anh sau này với chế độ mới, tại sao được trọng dụng ở báo Thanh Niên. Nhóm này thực ra rất gần với thành phần thứ 3 thời đệ nhị CH. Tất nhiên với quá khứ đó, sẽ có nhiều người thuộc phe vàng coi họ là VC và căm ghét họ, cho dù 1 số người trong nhóm đó lại quay...

GIẢI MÃ "BÍ MẬT QUÂN SỰ" CÁC CƯ XÁ XUNG QUANH TRUNG TÂM ÔNG TẠ

Tác giả Cù Mai Công * Ở những nơi này có ba tổng thống, phó tổng thống; ba thủ tướng; vài chục văn nghệ sĩ và chính khách cùng trên dưới 20 tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa… Đó là những khu vực xung quanh, sát trung tâm – ngã ba Ông Tạ buôn bán sầm uất; thật sự gắn bó Ông Tạ. Nhà văn Hoàng Hải Thủy ở cư xá Tự Do, gần ngã tư Bảy Hiền hơn ngã ba Ông Tạ nhưng cuối bài thơ "Áo vàng hoa" ghi rõ "Cư xá Tự Do – Ngã ba Ông Tạ".  CÁC CƯ XÁ, CHUNG CƯ XUNG QUANH "KHOANH VÙNG" ÔNG TẠ Khu vực bao quanh, vùng ngoại ô, "địa đầu" của Ông Tạ trước 1975 có một loạt các cư xá, được xây dựng gần như đồng thời với quá trình hình thành, phát triển Ông Tạ. Văn nghệ sĩ và sĩ quan, chính khách ở các cư xá này lúc ấy nhiều hơn… tiệm vàng khu Ông Tạ. * CƯ XÁ TỰ DO trên đường Lê Văn Duyệt nối dài/Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám), đoạn gần ngã tư Bảy Hiền. Đây là khu vực cuối cùng của xã Tân Sơn Hòa. Bót cảnh sát chi Ngã tư Bảy Hiền (xã Tân Sơn Hòa) và trại tiểu đoàn ...

PHI VỤ F5 OANH KÍCH HOÀNG SA ! TẠI SAO KHÔNG THỂ THỰC HIỆN !?

           Phieu Le  Nhân kỷ niệm đau thương lần thứ 50 ngày mất biển đảo Hoàng Sa 19-1-1974 và 72 chiến sĩ Hải quân của Quân lực VNCH đã anh Dũng hy sinh một cách bi hùng tráng trong trận Hải chiến không tương quan lực lượng…    Sự thật về phi đoàn Hồng Tiễn 538 Đà Nẵng và các phi vụ F5 dự định OANH KÍCH TRẢ ĐỦA  mà tất cả 18 hoa tiêu đã sẵn sàng cất cánh theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu nhưng vào giờ phút chót đã bị hủy bỏ. Tại sao !?      Tôi Lê Phiếu một thành viên của phi đoàn Hồng Tiễn, xin trình bày chi tiết và xác định rõ là chỉ thị của Tổng Thống và leader phi tuần Thiếu tá Hồ Kim Giàu truyền đạt, thực hiện các phi vụ oanh kích trả đủa chứ không phải tái chiếm .     Sự hiểu nhầm đáng tiếc này vô cùng tai hại về mặt tinh thần và tâm lý , đã khiến các thế hệ mai hậu với lòng yêu nước chính đáng và đầy nhiệt huyết đã lên án Tổng Thống miền Nam lúc bấy giờ và thầm trách phi đoàn F5 Hồng Tiễn, n...

CỘNG SẢN NẰM VÙNG : Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn – Liên Thành

Cuối cùng thì giờ đã điểm. Qua bao nhiêu ca ngợi, bao nhiêu tranh cãi, lý luận, có lẽ, đã đến lúc Trịnh Công Sơn nên trở lại với những gì của Trịnh Công Sơn, đó là sự thật về con người Trịnh Công Sơn. Giữ nhiệm vụ trưởng cơ quan an ninh tình báo Thừa Thiên- Huế từ 1966 đến đầu 1975, tôi có bổn phận phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ sinh mạng và tài sản cho đồng bào trong tỉnh. Và trên hết mọi chuyện, là đối phó với cục Tình Báo Chiến Lược Bắc Việt. Lồng vào đó là một mạng lưới CS nằm vùng tinh vi và dày đặc tại Huế. Thật không sai khi nói Huế là một ổ nằm vùng. Do vậy, có lẽ chúng tôi là người "may mắn" có bổn phận biết rất "kỹ" về Trịnh Công Sơn và toàn bộ những phần tử hoạt động cộng sản khác ở Huế giao hảo với y. Tôi biết Trịnh Công Sơn và nhóm người nối giáo cho giặc này dưới tất cả các khía cạnh khác nhau. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ thói quen đến phẩm hạnh, đến tiểu sử, đến gia đình, thậm chí, nếu cần, thì cả gia phả v....