Skip to main content

Posts

Showing posts from July, 2023

NGƯỜI ĐỨNG BÊN TRÁI BỨC HÌNH TÊN GÌ?

Mười mấy năm trước, khi mới tham gia FB, tôi có đố các bạn người đeo kính răm đứng bên trái của bức hình này tên gì.  Vì câu đố có ẩn ý chứ không phải hỏi tên thật trong giấy tờ của ảnh nên tôi cũng trả lời luôn thay vì chờ các bạn khổ công đi tìm. Theo bài viết "Bức ảnh lịch sử của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường" của tác giả Nguyễn Minh Tâm, một lần soạn lại sách vở, tư liệu gia đình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, phát hiện một bức hình, trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường đang đứng hô hào chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại một cuộc mít tinh, phía sau là một biểu ngữ "CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ" và bên phải là một thanh niên mặc áo trắng, đeo kính răm. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hỏi chồng người đeo kín răm là ai và được Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết "Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để "theo dõi" cuộc mít –tinh."  Từ đó, bức hình này truyền đi trên internet nhưng đến nay chưa ai biết người đứng bên t...

Trịnh Bách - Tài Hoa Một Cõi

(Tác giả Quỳnh Giao) Có hai nghệ sĩ chơi Tây ban cầm mà có cùng một chí hướng là... mở tiệm bán đàn!  Một người mở tiệm tại phố Hàng Gai ở Hà Nội rồi di cư vào Nam dạy đàn cho tới khi cả nước đứt dây năm 1975. Đó là Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ có công khai phá nền tân nhạc Việt Nam. Ông sinh năm 1914 và tạ thế năm 1995.  Người kia thì ở một cõi xa hơn nhiều.  Đó là Sophocles Papas, ra đời trước Dương Thiệu Tước chừng hai chục năm và ra đi sớm hơn mươi năm (1894-1986). Papas là bậc thầy trứ danh và có công quảng bá nghệ thuật Tây ban cầm trong một lớp học kéo dài hơn 60 năm tại Thủ đô Hoa Kỳ. Y như Dương Thiệu Tước sau này ở thủ đô Hà Nội, Papas mở tiệm bán đàn tại đường Connecticut. Đây là một di tích lịch sử đã từng phục vụ khách hàng từ Tổng thống đến người dân giả. Hai nghệ sĩ ấy còn giống nhau một điểm, là có một đứa học trò... không giống ai! Đứa học trò đã từng thọ giáo Dương Thiệu Tước tại Sàigòn - và luôn luôn nhắc lại điều ấy - sau này sống tại miền Đông Hoa Kỳ với đủ nghề vất v...

Bảo Đại: Vị Hoàng Đế không hợp thời

Nói về cựu hoàng Bảo Đại thì nhiều chuyện nói lắm ,nhìn ông vua này hơi phức tạp nhưng coi kỹ thì cũng rất đơn giản vì chưa bao giờ ông có thực quyền trong tay như các tiên đế của ông thời Gia Long,Minh Mạng,Thiệu Trị,Tự Đức  Cho nên đã không có thực quyền thì ông cũng khó có thể làm những điều ông muốn trong trị quốc ,trong vai trò một ông vua  1.Hôn nhân  Cuộc hôn nhân của hoàng đế Bảo Đại và bà Nam Phương là hôn nhân chánh trị 100% vì họ chỉ gặp trên tàu biển có một lần,chưa yêu đượng,hẹn hò gì.Mà bỏ qua yêu đương đi,vì các ông vua có bao giờ lấy người mình yêu bao giờ  Ai cũng biết Khâm sứ Trung Kỳ Charles là người được Pháp giao sứ mạng nuôi nấng vua nhỏ Bảo Đại ,cha đỡ đầu khi Bảo Đại học bên Pháp và cho tới khi trưởng thành chọn vợ luôn cho "con trai"  Tại sao phải là bà Nam Phương mà không ai khác ?  Nam Phương sanh ra trong một gia đình Công Giáo dòng,thuộc điền chủ Nam Kỳ mang quốc tịch Pháp ,từ nhỏ cũng du học Pháp .Người Pháp hy vọng cặp vợ chồng Tây học này sẽ ph...

ĐIỂM LẬT NĂM NGỌ: Nguyễn Hoàng Mở Nước

Nguyễn-Xuân Nghĩa (Việt Báo Xuân Giáp Ngọ 2014) Lịch sử thổi cánh buồm ký ức vào tương lai. Nhưng còn tùy vào người lèo lái! Sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc kỳ tài về văn học với khối lượng trứ tác rất lớn.  Truyền thuyết về ông, kể ra rất nhiều, từ sấm ký đến những lời khuyên chiến lược. Ông nhìn xa hơn thời đương đại của mình khi có lời khuyên "Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân".  Bậc đại trí có thể đã chỉ nhiều việc cho nhiều người, nhưng phải là bậc kỳ tài thì mới từ lời khuyên làm thành chuyện lớn. Lời khuyên của Nguyễn Bình Khiêm được một bậc kỳ tài hiểu ra và khai triển thành bước ngoặt cho lịch sử nước Nam.  Bậc kỳ tài đó là Nguyễn Hoàng, bước ngoặt đó là vào năm Mậu Ngọ, 1558, một điểm lật ta đáng ghi nhớ lại trong một năm Ngọ.  Nguyễn Hoàng không chỉ đi lánh nạn Trịnh Kiểm, ông anh rể đã từng khuông phò thân phụ mình là Nguyễn Kim, rồi lại giết anh mình là Nguyễn Uông. Vượt rặng Hoành Sơn, ông mở ra thời đại mới cho nước Nam, nơi mà kẻ đội mũ nho quan, ...

Cưỡi Lên Sấm Sét

Nguyễn-Xuân Nghĩa    Một bút ký chiến trường đầy nhân bản Trong năm Giáp Ngọ 2014, chúng ta sẽ được xem một cuốn phim hiếm hoi về cuộc chiến Việt Nam trong đó vai trò oai hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà được mô tả với sự trung thực. Tác phẩm điện ảnh này dựa trên những dữ kiện thật, được trình bày trong cuốn "Ride the Thunder – A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của Richard Botkin. Chủ biên Nguyễn-Xuân Nghĩa của Giai phẩm Xuân Việt Báo đã hàn huyên cùng tác giả và ghi lại như sau... Richard Botkin là người ăn chay.  Vào hoàn cảnh khác, chúng ta có thể gặp ông sau một bàn giấy đồ xộ của tổ hợp tài chánh Morgan Stanley với tấm bảng đồng ngoài cửa chỉ rõ chức vụ là Senior Vice President. Phụ trách phân bộ Quản trị Tài sản trong một tập đoàn đang khai thác gần 400 tỷ Mỹ kim tại hơn bốn chục quốc gia qua cả ngàn văn phòng hoạt động trên toàn cầu, ông là một nhà cố vấn tài chánh mà giới có tiền đầu tư rất nên gặp.  Văn phòng của ông nằm tại miền Bắc, gần thủ phủ Sacramen...

Việt Nam

TÊN GỌI "VIETNAM" ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN THẾ GIỚI TỪ LÚC NÀO?  * Tên nước VIỆT NAM chính thức xuất hiện trong sử Việt là năm 1804, vào thời Hoàng đế Gia Long (vị vua sáng lập Nhà Nguyễn). Từ lúc nào, thế giới mới gọi tên nước chúng ta là "Vietnam"?  /1/ "ANNAM": Khi người Pháp cai trị, họ đặt toàn bộ đất nước chúng ta vào Liên bang Đông Dương (French Indochina). Họ không gọi "Việt Nam", cũng không gọi "Đại Nam" (tên nước được gọi từ thời Hoàng đế Minh Mạng cho đến Hoàng đế Bảo Đại), mà sửa thành "Annam" theo cách gọi của Trung Hoa tự đặt ra (từ trước năm 1804, trong suốt nhiều thế kỷ).  Trong Hòa ước Thiên Tân (1885) giữa Pháp với nhà Thanh (Trung Hoa), Pháp tuyên bố quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), Trường Sa (Spratly Islands) thuộc quyền quản lý của nhà Nguyễn, trên danh nghĩa cai trị "Annam" vào thời điểm đó, mà Pháp được quyền thay mặt về mặt ngoại giao.  2/ "INDOCHINA" ("Tonkin", "Cochin...
Tôi thỉnh thoảng tiếp xúc với người Nepal trong công việc và cũng có nhiều bạn bè ở Kathmandu. Không ít lần tôi gặp những người có tên Siddhartha và vài người khác có họ Gautam hoặc thỉnh thoảng họ phiên âm ra Anh văn là Gautama hoặc Gautami. (Thỉnh thoảng Gautam cũng được gọi là Laxmi). Siddhartha सिद्धार्थ là một tên gọi khá phổ biến ở Nepal, dễ dàng bắt gặp những khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, công ty... có tên Siddhartha trên khắp Nepal. Còn Gautam/Gautama/Gautami cũng không hiếm và vẫn được dùng thông dụng tới ngày nay, không chỉ riêng ở Nepal mà cả ở Ấn Độ. Siddhartha trong tiếng Nepal có nghĩa là "Người hoàn thành được mục tiêu". Nếu so sánh với tên người trong tiếng Việt thì gần giống với tên "Đạt". Sau này khi phiên âm sang tiếng Hán Việt, Siddhartha được đọc thành Tất Đạt Đa - nghĩa đen có thể hiểu là 'chắc chắn nhiều thành đạt'. Tuy là phiên âm nhưng cũng có chỗ giống nghĩa với tên gốc, đây là một điều rất thú vị về mặt ngôn ngữ và chắc chắn khôn...

TRUNG CỘNG: GIẢM PHÁT và BẪY THANH KHOẢN! (230717)

Các mạng xã hội Trung Cộng rao truyền một tin lạ, rồi bị xóa: Thị trường bất ngờ thiếu riêng một loại mướp và trà. Từ đầu Tháng Sáu, cơ sở đảng khắp nơi được báo về sự lạ và mất mấy ngày mới tìm ra lý do. Các thanh niên thiếu nữ vào chợ bách hóa chỉ hỏi mua mướp hoặc trà khổ qua. Ta gọi là mướp đắng, người Hoa nói, mình lại nghe lầm cứ như… khổ quá! Lập tức đám "Thành Quản" (城管 cảnh sát cai quản thành phố) được lệnh giải tán đám trẻ ở mọi nơi. Còn an ninh nhúp bất cứ ai xúi giục trò này vì bôi bác chế độ và xúc phạm lãnh tụ: Ngày bốn Tháng Năm là "Tết"Thanh Niên Ngũ Tứ" (biến cố Ngũ Tứ ngày bốn Tháng Năm 1919 thời xưa), được gọi là 'Ngày Thanh Niên'. Nhân dịp này, Hoàng đế Tập Cận Bình năm lần chính thức khuyên bảo giới trẻ là 'phải tập đón nhận cay đắng'. Chúng bèn chia nhau mướp đắng cho phải đạo - nên được cải tạo trong tù! Tù mù hơn vậy, lũ trẻ thành thị đắt đỏ tốn kém đã xong bốn năm đại học lại khó kiếm việc hơn đứa cùng tuổi, ít học, sống...

SỰ THẬT VỀ TRUNG CỘNG…

SỰ THẬT VỀ TRUNG CỘNG… Tôi xin được nhắc lại về địa dư hình thể trên một lãnh thổ bát ngát 10 triệu cây số vuông lại chỉ có miền Đông là trù phú nhờ độ ẩm thuận tiện cho canh tác – trù phú và hướng ngoại - vì từ đại dương họ nhìn ra ngoài để giao lưu và buôn bán làm giầu. Đa số lãnh thổ ở trong thì nghèo nàn lạc hậu, là đất chiếm đoạt từ đời Mãn Thanh, nhưng là vùng trái độn quân sự để bảo vệ cõi 'Trung Nguyên' của Hán tộc, v.v… Vì vậy, quan hệ về quyền lực, kinh tế lẫn thuế khóa giữa trung ương và các địa phương là vấn đề sinh tử, không dễ giải quyết vì chưa có thể chế liên bang. Việc cải cách hệ thống ngân sách từ quãng 2014 gây ra một MÂU THUẪN nan giải. Trung ương cần địa phương nộp thuế để nuôi bộ máy đảng, nhà nước, và các tham vọng bành trướng. Nhưng trung ương cũng phải phần nào chia sẻ số lợi tức thuế vụ đó cho các địa phương bị hụt ngân sách. Việc chia sẻ không được giải quyết thỏa đáng vì thiếu cân đối và thiếu phối hợp. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã cảnh báo mấy điều ...

VI SAO BI QUAN VỀ LẠM PHÁT HOA KỲ? (230715)

Tôi có cô em ruột, từng là dược sĩ phụ trách tủ thuốc trong một bệnh viện rất lớn tại Texas, nay đã về hưu. Hôm bữa, cô em chuyển qua điện thư bài "Người Từ Trăm Năm" lưu truyền trong cộng đồng mạng. Bài có nhắc đến một nhân sĩ Trung Hoa đời Tống là Thiệu Khang Tiết. Tôi biết sơ về nhân tài này đời Bắc Tống (sinh 1011, mất 1071, tên Thiệu Ung, tự Nghiêu Phu, hiệu Khang Tiết), được nhiều người ghi ơn vì nghiên cứu về Dịch và phát minh một phép bói gọi là 'Mai Hoa Dịch Số'. Ngày xưa, tôi có học cho nên đêm Giao thừa hàng năm vẫn bói xem thế giới ra sao vào năm tới. Từ mấy năm nay, tôi hết muốn bói, nhưng tin là nhiều người Hoa – và cả lãnh đạo Bắc Kinh – vẫn cứ bói vì họ muốn, và nhất là cần, biết trước cái tương lai không có ai định sẵn! Marx rồi Lenin và các tay lý luận cộng sản nối tiếp ở nhiều nơi không thể xác định chủ nghĩa xã hội là gì và bao giờ đảng sẽ đưa toàn dân lên chủ nghĩa cộng sản. Nhưng khi nắm quyền trong tay, họ đều có thể kết án đồng chí khác là chệc...